Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

LÕ HAY NÕ?


LÕ  HAY  NÕ?


Ý kiến nhà văn Duy Phi:


Theo Từ điển tiếng Việt
: thò ra, mũi lõ...
: có phần thò phần thụt sâu vào, khuất bên trong, rút ra đóng vào
được, quả mít chín tụt nõ, nõ điếu
hai chữ đó không dùng chung l,n
nên thận trọng...
Chúc vui... 




Tác giả Quang Đại vừa chuyến đến thư của nhà văn Mai Phương (Hội VHNT Băc giang) gửi cá nhân tác giả. Toàn văn như sau: 


        Chào anh Quang Đại
       Em đã đọc trang Sông Lục rồi. Theo em hiểu và lâu nay thấy cách dùng trong các cuốn  từ điển hay dân gian người ta gọi là "nõ điếu". Em đồng tình với quan điểm bác DUY PHI. Xét ra thì đúng là  là danh từ.  chỉ một vật gì đó đóng ở giữa, ví như " nõ cối xay", "mít chín tụt nõ" , "nõ điếu" còn  dùng để chỉ tính chất. Ví như người dân hay nói  "lão ấy kiệt lõ đít", hay"mũi lõ".
      Chúc anh vui

Tác giả Quang Đại có vài lời gửi đến nhà văn Duy Phi:

          Bác Duy Phi kính mến!
          Ở trên em có nhầm khi trao đổi cùng bác( Nhầm chứ không cố ý đâu)!  Vì cứ say máu tranh luận nên quên! Thành thực xin lỗi bác!  Nhưng theo em giả như trước đó người ta có thể quy ước ngược lại vẫn được chứ?  Nhưng cái ý cứ thò ra thì gọi là  lõ có lẽ cũng cần xem lại. Ví như tai cũng thò ra khỏi đầu như mũi lại không gọi thò lõ? Còn ở quê em gọi là ngõng cối xay chứ không thấy ai gọi là nõ cối cả. Cũng như ngõng cối đá.  
       Còn ý bác về việc  Nõ và Lõ vốn là một biến thể. Khi chưa có một bản luật tiếng Việt thì vẫn có thể dùng? hay nghư ý kiến Phạm Thuận Thành thì bác nghĩ sao?

SÔNG LỤC  mong có nhiều ý kiến trao đi , đổi lại về vấn đề này. Tác giả Quang Đại cho rằng lõ và nõ vốn là một biến thể của nhau. Nghĩa là có cùng nguồn gốc. Do đó có thể dùng như nhau. Nhưng nếu như phân tích của nhà ngôn ngữ Phạm Thuận thành thì lại nảy sinh thêm vấn đề người đi trước đã quy ước thì không lẽ người đi sau cứ chấp nhận cho dù thấy nó không hợp lý hay sao? 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét