Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

thơ đặng đình hưng

                                                                  Nhà thơ Đặng Đình Hưng


Thơ văn xuôi
Thi giới Ðặng Ðình Hưng





Bến Lạ     Thơ tự do không chỉ là một hình thức bãi bỏ niêm luật thông thường trong thơ cổ điển, mà còn thể hiện một nhu cầu, một đòi hỏi, một cần thiết của con người nói những điều muốn nói và nghĩ những điều muốn nghĩ một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi quy luật của chữ nghĩa và lề luật của đời sống. Thơ tự do, cũng như hội họa trừu tượng, vì gạt bỏ những hình thức bề ngoài như niêm luật (trong thơ cổ điển), như tỷ lệ hình thái, phân lệ bối cảnh, ước lệ không gian (trong hội hoạ cổ điển), nên có khả năng mở rộng tâm giới, tìm đến cõi vô biên của tiềm thức mà không một quy luật cụ thể nào của loài người có thể giam hãm nổi.
     Gạt bỏ niêm luật còn có nghĩa là tìm đến một trật tự mới cho ngôn ngữ tâm thức, trật tự do chính mình đặt ra hoặc có khi nó tự đến. Trật tự đó thể hiện sức sáng tạo của mỗi cá nhân, không ai giống ai, không ai có thể áp đặt cho ai. Tự do trong thơ hay trong nghệ thuật bao hàm ý nghĩa toàn diện, sinh động và tâm linh: con người, do đó, có thể sống hoàn toàn "tự do" trong một ngục tù hãm giam thể xác. Hoàn cảnh trớ trêu, nghiệt ngã và hạnh phúc đó, Ðặng Ðình Hưng đã cố gắng tìm đến, đã cố gắng vươn tới trong thi phẩm Bến Lạ(1).

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013


Giáo sư TRẦN CHUNG NGỌC


NHẬN ĐỊNH VỀ DVD “SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH”
 Giáo sư:Trần Chung Ngọc(Mỹ)
                                                           <!--[if !vml]--><!--[endif]-->23 tháng 8, 2009
LỜI BBT “SÔNG LỤC”: Sự thật là đã có một chiến dịch bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh của những người chống cộng ở một số nơi trên thế giới. Cũng có nhiều phản bác lại những sự bôi nhọ Hồ Chí Minh đó ở VN và các nước khác. Chúng tôi đã đọc một bài viết của giáo sư Trần Chung Ngọc( hiện định cư ở Mỹ)về vấn đề này, với những lập luận thật thuyết phục. Chúng tôi cho rằng đây là một bài viết hay. Ông TC Ngọc vốn là một chức sắc cao cấp của chính quyền Sài Gòn cũ,. Một người đã từng chống Cộng. Nhưng với bài viết này, ông đã giáng cho những kẻ bôi nhọ HCM một đòn chí mạng.Nhân dịp kỷ niệm123 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.




Gần đây, đọc trên Internet, tôi đã biết là ở hải ngoại mới tung ra một DVD về “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”, “sản phẩm trí tuệ” của linh mục Nguyễu Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo. Nhìn vào bản thân của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và danh sách những tài liệu tham khảo như của Cao Thế Dung, Minh Võ, Trần Gia Phụng, Hoàng Văn Chí, Mark Moyar, Lê Hữu Mục v…v… cùng những nhân vật được phỏng vấn để thực hiện DVD như Minh Võ, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Diễm, Nguyễn Minh Cần, Vũ Ngự Chiêu, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Lê Hữu Mục, Tôn Thất Thiện, Trần Gia Phụng, Trần Ngọc Thành, Trần Mạnh Hảo, Bùi Tín, LM Phan Văn Lợi v..v…, chúng ta có thể đoán được nội dung và giá trị những “sự thật” này là như thế nào. Cho nên, tôi không mấy quan tâm đến tài liệu này.
Nhưng có người bạn vừa mới cho tôi một bản sao DVD trên, cho nên tôi đã bỏ chút thì giờ xem trong đó có những gì. Xem xong tôi có thể nói ngay đó là một tài liệu chống Cộng quen thuộc rất rẻ tiền, và nếu tôi có thể mượn lời của Ulrich Rippert trong bài “A political evaluation of Schwarzbuch des Kommunismus” -- [The Black Book of Communism], 15 July 1998, nhận định về cuốn “Le Livre Noir Du Communisme” của Tổng Biên Tập Stéphane

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

người đàn bà Mông thổi kèn lá



Giàng Khánh Ly






NGƯỜI ĐÀN

 BÀ MÔNG

THỔI KÈN LÁ
                                                             Bút ký: Quang Đại



Giờ chị đã khoảng 50 xuân.
Nhưng tôi vẫn cứ thấy ngài ngại khi gọi chị là đàn bà. Cái từ này nghe thô thô, tàn nhẫn và…quả là vô cảm nếu như dùng để gọi một người đẹp như chị. Nhưng sự thật thì Giàng Khánh Ly đã thành “đàn bà” từ những năm chỉ mới vào tuổi trăng tròn.

I. KHÚC DẠO
.
Ấn tượng ban đầu về chị nữ phó chủ tịch huyện người Mông xinh đẹp, duyên dáng, hát hay, có gương mặt khả ái và phúc hậu xuất hiện trong buổi khai mạc trại sáng tác của Ủy ban liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Mộc Châu (Sơn la) 2013 đã khiến các thành viên dự trại thấy cần phải phân công cho một tác giả viết riêng về chị, coi đây như một điểm nhấn trong những sáng tác văn học nghệ về Mộc Châu tại  trại sáng tác này..
Tôi đã tìm đến nhà riêng để gặp Giàng Khánh Ly. Sau khi biết được ý định của tôi, chị bảo:
- Nếu như anh viết về em thì xin anh hãy viết về một người phụ nữ Mông. Không phải là viết về một phó chủ tịch nữ hay là một phụ nữ Mông thành đạt. Xin anh đừng viết như thế. Bởi vì còn rất nhiều phụ nữ Mông thành đạt hơn em nhiều anh ạ! Có điều, em đúng là một trong những tấm gương của người phụ nữ Mông ở huyện Mộc Châu này trong việc vượt qua những khổ đau, bất hạnh của cuộc đời  để mà vượt lên.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

THƠ DU AN



CHIỀU NAY CON GẶP MỘT BÀ
                          Du An

Chiều nay con gặp một bà
Hỏi tuổi bà ấy bảo là chín mươi
Nét cười móm mém thật tươi
Cả phiên chợ bỗng đầy vơi... thế nào?

Bà giờ với được trăng sao
Cái lưng còng xuống lại cao hơn đầu
Chợ còn một chiếc áo nâu
Một hàng lá chuối lẫn câu chào mời.

Bà kể cái đận cái hồi
Chỉ mong mình ốm để rồi đỡ cơm
Bây giờ con thiệt cháu hơn
May còn phiên chợ biết buồn rủ đi.

Lạ ghê chẳng ốm đau gì
Ông trời bận việc có khi quên mình
Ngày qua suốt bóng lại hình
Ngày về thôi bất thình lình mà xa.

Bà cười nước mắt lại ra
Nét cười sâu lắm chắc là theo con...

D.A

__________
Tác giả Du An
Hội Văn học Nghệ thuật Tỉnh Điện Biên
Phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên.
DĐ: 0168.230.9422
Email: duan1966@gmail.com