Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

NGƯỜI KHÔN XẤU MẶT




ĐẠI HỘI VI -HỘI VHNT BẮC GIANG VÀ MÀN DIỄN KHIẾN...
NGƯỜI KHÔN XẤU MẶT
                      QUANG ĐẠI



                            PHIÊN TRÙ BỊ ĐẠI HỘI VI - HỘI VHNT BG - BÊN DƯỚI LÀ TÁC GIẢ QUANG ĐẠI TRONG CUỘC THẢO LUẬN NỘI BỘ

Hai ngày 25 và 26/12 , tức là hôm qua và hôm kia. Mình là đại biểu chính thức tham dự đại hội ấy. Một đại hội diễn ra theo trình tự sắp đặt mà mình đã được biết nó thành công mỹ mãn từ… vài tháng nay. Nhiều đại biểu phàn nàn sao không thấy mời các nhà văn như Đỗ Chu, Trần Ninh Hồ, Nguyễn Phan Hách... vốn là những người có công khởi dựng hội từ những ngày đầu? Chắc chẳng phải vì ban tổ chức thiếu tiền để mời các bác ấy một bữa đâu! Hẳn là quên hay trong lúc"bối rối" không nghĩ ra thôi...
Hôm 25/12 diễn ra phiên họp nội bộ thì chỉ là phiên bầu cử. Một cuộc bầu cử bình thường như bao cuộc bầu cử dân chủ mà chúng ta đã biết. Mình đã cầm hơn hai chục lá phiếu lên bỏ vào thùng hộ cả các bác già…
Không thể ngờ là hôm 26/12 , Đại hội chính thức trước quan khách của trung ương và các ban ngành trong tỉnh đã diễn ra một màn “hề” ê ẩm. Mặt nhiều hội viên là đại biểu chính thức đã méo đi, ngắn lại vì tiết mục chào mừng của “ Bác Hồ giả Văn Tân”.
Thú thật mình chưa một lần xem cho hết một buổi Văn Tân đóng Bác Hồ. Nay buộc phải xem trực diện thấy nó sái xẩm và tởm lợm quá chừng. Thực ra, Văn Tân đúng là đã bôi nhọ hình ảnh của lãnh tụ. Với một mặt nạ hình nộm hóa trang sơ sài, cẩu thả không có trình độ chuyên môn khiến cái mặt nạ mà Văn Tân đeo vào lại giống một kẻ đần độn hơn là giống Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Khi Văn Tân giơ tay lên giả vờ làm Bác Hồ vẫy vẫy thì cánh tay ấy chỉ như ngọ nguậy ngo ngoe trông yếu đuối, thật yểu và thảm hại làm sao. Tôi đã nhìn hình ảnh Bác Hồ thật trên phim tài liệu thấy Bác Hồ khỏe khoắn, tươi tắn,nhanh nhẹn và hoạt bát thần thái sang trọng, trí tuệ chứ đâu ủ rũ, cứng nhắc, vụng về, ngờ ngệch và thộn như người nộm Văn Tân? Giọng nói Bác Hồ do Văn Tân giả giọng cũng the thé và nghẹt trong họng, rụt rà rụt rè như giọng một hoạn quan…
Vậy mà cả hai chi hội hùa theo diễn cùng Văn Tân. Cả chủ tịch hội cũng tươi cười hớn hở đứng lên nhập trò diễn vô cùng lố bịch ấy.
Mình thấy rất nhiều hội viên nhăn mặt, chun mũi và cảm thấy xấu hổ tột độ, xấu hổ đến tê người khi xem cái màn này! 
Ôi! Nghệ thuật thật sự thì muôn năm không thể là trò hề. 
Đúng là: "đứa dại để l... người khôn xấu mặt"

Qủa như nhà thơ Tùng Bách( Hội viên hội nhà văn VN) bạn tôi đã nói: "Trời ạ ! Chả hiểu cái gọi là"Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam" nhắm nhót thế nào ? Cứ theo như choa thì chỉ riêng Cái tội nhại cụ Hồ như Văn Tân suốt 30 năm đáng đánh trăm roi nhân với 1.700 lần ! “



Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

NHÀ VĂN CÓ KHÁC NHÀ THƠ

Nguyễn Hoàng Đức

 

NHÀ VĂN CÓ KHÁC NHÀ THƠ ?!

Tôi viết bài này với lý do mới đây có vài nhà văn và nhà thơ khi gặp tôi họ nói “Ông Đức ạ, bây giờ hầu hết nhà thơ đều nhận mình là nhà văn”.

Tại sao vậy? Mọi người bàn chuyện, hiển nhiên vì nhà thơ thì quá đông, có lẽ họ là lực lượng đông đảo chỉ đứng sau nông dân, công dân và tiểu thương ở Việt Nam, cái gì nhiều đâu còn sang hay quí, vì thế nhà thơ đổ xô nhận mình là nhà văn cho nó oai. Thói háo danh sai địa chỉ đó âu cũng là thói kiễng chân lúa nước của người Việt. “Thấy sang bắt quàng làm họ” mà, thấy cái gì quí hơn thì tự tâng bốc mình lên tới đó, thậm chí còn vượt qua đó.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

thơ thiền hoàng quang thuận

                                                           Hoàng Quang Thuận cùng nhà sư bên cuốn thơ nặng trên một tạ
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Hiện tượng “thơ thiền” của Hoàng Quang Thuận
Hoa Tàn, Mưa Tạnh,
Non Yên Lặng...

Hiện tượng thiên tài thơ, siêu việt thơ, thần thánh thơ... của GSTS Hoàng Quang Thuận - Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông Việt Nam - qua hai tập “Thi vân Yên Tử”  “Ngọa Vân Yên Tử” mà hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức hội thảo với những bài tụng ca vi vút tận trời xanh, xem như “dòng thơ Thiền non thiêng Yên Tử” và người ta đã gởi đi dự giải Nobel văn học, người ta đã tặng cho đất Phật Yên Tử cuốn sách độc bản với kích thước 125cm x 80cm x 16cm nặng 120 ký đạt kỷ lục châu Á; lại nghe tin hành lang là người còn dự định cho khắc chạm “thơ Thiền này” khắp núi non Yên Tử nữa!
Hiện tượng ấy như là một cái gì cần phải “chau mày suy nghĩ” đối với nền văn học nước nhà, nhất là văn học Phật giáo. Người ta muốn quảng cáo như thế nào, đạt được kỳ vọng gì là quyền của người ta, nhưng ca tụng thái quá hai tập thơ ấy như là “thơ Thiền non thiêng Yên Tử” là một cái gì thiếu nghiêm túc, thiếu cẩn trọng cần phải được báo động:
- Thơ của Hoàng Quang Thuận có phải là “thơ thiền”  hay không?
- Một người Phật tử hay là một người mộ Phật, cảm xúc về Yên Tử có thể làm được “thơ thiền” chăng?

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

vứt thơ đi

Để có Tác Phẩm Lớn Việt Nam Nên Vứt Thơ Đi.
     Nguyễn Hoàng Đức

   Gần một thế kỷ nay, Trung Quốc dường như tuyệt đối vứt thơ đi, đến mức dường như thơ không thể mọc tăm sủi bọt trên văn đàn. Nhưng họ đã được cái gì? Được hai giải Nobel văn chương với Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn. Tại sao, người Tầu lại có thể đoạt tuyệt với thơ như vậy? Rõ ràng vì họ nhận ra, thơ vụn vài câu không thể là kiến trúc văn chương, và lao động lao động nghệ thuật. Thơ chỉ là sinh hoạt chữ nghĩa ngẫu hứng bồng bột được chăng hay chớ thôi.
      Hội thả thơ cho Trời đọc diễn ra hàng năm ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám - Hà Nội

      Thơ chính thức là gì? Đó là sự ngâm nga vần vèo truyền khẩu giành cho những người mù chữ cũng như không có sách để đọc. Trong một xã hội ít học thì thơ còn đóng vai trò khoe mình đã thoát bệnh mù chữ. Tại Trung Quốc, người ta khoe mình có chữ ở khắp nơi. Cung vua cũng ghi chi chít chữ ở sau ngai để khoe mình nhiều chữ. Ngoài chợ thì kẻ sĩ hơi tí là nẩy thơ vài câu, không thì làm câu đối hai câu cũng được. Thậm chí luôn luôn sẵn sàng vén tay áo thụng viết một chữ Nhẫn, chữ Tâm để khoe mình biết chữ. Tại sao người ta muốn vậy? Vì người ta muốn xác định mình có chữ có thể làm quan như “học ưu nhi tắc sĩ”. Tại Trung Quốc còn có cả một phong trào thể dục, sáng ra dùng gậy viết chữ xuống mặt đường, đó cũng là cách mặc cảm muốn khoe mình tuy bình dân nhưng đã có chữ. Các bậc cha mẹ hiện đại của Trung Quốc còn có một câu phổ biến “không vào đại học thì đời vứt đi!”
    T hơ ngắn vụn vặt vì mới đầu nó chỉ là tức cảnh sinh tình, tùy tiện, đi đâu khoe chữ đấy. Tuy vậy người Tầu rất khinh thơ. Họ cho rằng làm người quân tử thì trước hết phải thông thạo Nho – Y –Lý –Số. Nho là Nho giáo với bậc thầy Khổng Tử. Y là y học với sự thành thạo về nguyên lý cơ thể kết hợp với cơ địa của trời đất. Lý thuộc về nguyên lý vũ trụ càn khôn với bộ Kinh Dịch là chủ đạo. Còn số là phải biết áp dụng các môn Tử vi, Tử bình, phong thổ, kỳ môn độn toán, tướng mạo.
Sau đó mới đến: Cầm-Kỳ-Thi-Họa. Mấy thứ này đều là sinh hoạt, bao gồm: Cầm là chơi đàn, kỳ là chơi cờ, sau mới đến Thi là chơi thơ, rồi đến họa tức vẽ vời. Bốn môn này không nói về bậc quân tử mà có rất nhiều gái thanh lâu mới tuổi đôi mươi đã thông thạo làu làu để còn ứng tác với kẻ sĩ.
        Người Hy Lạp thì còn khinh bỉ thơ ra mặt. Triết gia Platon chính thức nói “Hãy mời các nhà thơ đi khỏi quốc gia để nước ta xứng đáng là của những người thông thái”. Còn trong đời sống, nghe kể, người ta xếp các nhà thơ cùng với thợ thủ công ở ngoài thành để những thói xấu của nhà thơ như la cà, ham vui, xạo, háo danh tí tởn không làm hỏng đạo đức của các công dân. Mỗi buổi tối, đàn ông Hy lạp được lĩnh vé xem của quốc gia, trọng đại đi đến nhà hát bi kịch để chìm đắm trong những vở kịch hoành tráng có nhân vật và tình tiết. Ở nơi trọng đại như vậy không bao giờ có chỗ cho thơ lẻ và vụn, mà chỉ có những vần thơ được đọc theo mạch chảy của trường thiên kịch.
        Người Việt Nam cũng rất coi thường thơ chỉ trong hai từ “Thơ – Thẩn”. Nghĩa đó là dạng lẩn thẩn dở khôn dở dại. Trong bài viết rât sâu sắc và phong phú mới đây trên blog Trần Mỹ Giống, tác giả Lê Tự trong bài “Thơ… SOS” có tả một cảnh bi hài thế này: trong một cuộc liên hoan ở Thủy điện Sông Đà, có vài chục người Việt lên đua nhau đọc thơ khiến cho các chuyên gia Nga mắt tròn mắt dẹt không hiểu tại sao Việt Nam lại có đông nhà thơ như vậy?! Trời ơi nước Nga là một cường quốc văn học trên thế giới với hàng trăm thi hào và văn hào, vậy mà không thể có nhiều người vui vầy làm thơ như Việt Nam. Điều này đáng mừng hay đáng lo? Chúng ta thấy hiển nhiên sỏi bao giờ cũng nhiều hơn núi. Nhưng cái đáng lo ở đây là, trí tuệ mấy anh tranh tre nứa lá của ta thấp quá, không biết trời cao đất dầy là gì, lúc nào cũng đòi tung tăng đọc thơ, mà lại đọc trong tinh thần ích kỷ, và nhiều phần dốt nát. Người đời vẫn nói “Im lặng là vàng”, khi gặp những người cao hơn thì ta phải biết lắng nghe, đằng này lúc nào cũng đặt cái tôi của mình lên trước, không cần tiếp thu ai cả, chỉ cần được khoe mẽ tí thơ. Mà thơ nào có hay hớm gì đâu.
        Qua nhiều năm quan sát kỹ nền thơ Việt, tôi thấy các nhà thơ chẳng mấy khen ai, nghĩa là họ rất đố kỵ. Chẳng biết nghe ai, chỉ cần mình được đọc thơ, rồi vào Hội, rồi leo ghế, rồi ẵm giải. Không phải chỉ có tôi thấy thế, mà ngay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ lâu đã nói: đó là đám vô học dốt nát, “đám giặc già thơ phú lăng nhăng”.
         Nhìn kỹ hơn, tôi thấy, thơ là một đầm lầy bầy nhầy ẩn nấp những ký sinh trùng thơ hãm tài, nhân cách thấp kém. Tôi xin phân tích cụ thể:
        1. Hiểu biết thấp: Xưa nay, cả thế giới nói “Đức hạnh là hiểu biết”, hoặc như người Tầu nói “Nhân bất học bất tri lý”, muốn có đức hạnh người ta phải biết cái gì đúng để làm, cái gì sai để tránh. Đằng này trình độ của các nhà thơ nói chung chỉ là sinh hoạt khoe mẽ mình vừa thoát nạn mù chữ (trong thực tế, sau bình dân học vụ, các tiểu nông Việt đã ào ào làm thơ), vì thế trình độ nhân cách của họ rất thấp, chủ yếu là thơ hiếu hỉ, gặp đâu nói đấy.
       2. A dua, ăn theo nói leo: Thơ là ăn theo trăm phần trăm. Thứ nhất Cung đã vượt quá Cầu, người nghe thơ thì ít, người đọc thơ thì nhiều. Cụ thể, HNV muốn ra trang thơ thì phải in kèm độn vào trang báo. Ngay cả cái tên Hội Nhà Văn cũng là thương hiệu ăn theo cho các nhà thơ. Rồi rất nhiều nhà thơ muốn xí xộ mình là nhà văn cũng là cách ăn theo. Theo triết học, người ăn theo không có chủ quan tính, không phải chịu trách nhiệm về mình. Một người như thế thì làm sao đáng tin vào nhân cách hay đạo đức được.
       3. Đố kỵ, ích kỷ, cấu kết bè nhóm, đánh chặn hiền tài: Sự đố kỵ của các nhà thơ nhìn đâu cũng thấy. Tôi xin đưa ra một minh chứng, ủy viên ban giám khảo kia đưa tập thơ đòi dự giải quốc gia, một ủy viên khác nêu lên, tôi không đồng tình vì như thế là phạm qui, nhưng tất cả các ủy viên khác đều phớt lờ, điều đó chứng tỏ người ta ngang nhiên bè phái đến thế nào! Còn sờ sờ kia cuộc thi thơ của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có đến 40% đạo văn và phạm qui, có chứng minh sự bỉ ổi ở mức quán quân chưa?
        4. Lưu manh càn quấy: Việc mấy nhà thơ kia văng cứt và đếch vào thơ liên tục, không chỉ phản ánh thẩm xú thơ mà còn muốn nói “bố” giang hồ đây, thơ “bố” còn sẵn sàng ném bom bẩn và đếch thì “bố” ngán ai. Thử xem mấy tay giữ con dấu không ăn chia, sẽ nếm cái gì? Và chỉ cần một mệnh lệnh nhỏ, lập tức có một phi đội phê bình gia hợp tác xã lao vào tung hô thơ cứt lên mây xanh, thử hỏi đó có phải là bằng chứng của sự a dua bỉ ổi không?
     Thôi, nói về cái kém, cái dở của thơ Việt thì không hết được. Nhưng tôi chắc chắn cái cách nhiều người làm thơ và lạm dụng thơ hiện nay chỉ làm cho văn hóa nước nhà dậm chân thụt lùi. Một điều không cãi được, muốn có nền văn hóa lớn chúng ta phải có tác phẩm lớn. Ai biện hộ và cãi bỏ điều này, chắc chắn là một người vừa nhìn đã thấy bé nhỏ, cho dù đó là người làm thơ Haiku hay đi nữa. Một cái tăm đẹp không bao giờ là một máy bay đẹp cả. Và đa số những người làm thơ, vui thơ, chơi thơ ở Việt Nam nên nghĩ, cho tới bao giờ mình chưa viết được tác phẩm thơ lớn có nhân vật thì mình chỉ là Sinh Hoạt thơ chứ chưa bao giờ là Lao động nghệ thuật thơ cả.
      Tất cả mọi lao động ở đời, kể cả lao động nghệ thuật, nó phải cống hiến. Còn mới ngả ngớn, trà dư tửu hậu, đầu thừa đuôi thẹo thời gian làm mấy bài thơ tùy tiện rồi ngâm nga đòi vòi vĩnh những giá trị lớn của nghệ thuật, đó chỉ là sự ăn may dựa trên bất công tem phiếu thôi. Người ta có được gía trị ngang với những gì mình cống hiến. Ta mới làm thơ trong vòng nóng ấm chè, trở mình vài cái trong đêm, hay hít phải mấy bụm sương thu lành lạnh… tất cả những thứ đó không bao giờ là lâu đài nghệ thuật cả. Những chiếc lá cho dù có tụ bạ cấu kết với nhau cũng chỉ là đống lá thôi. Còn một đại ngàn dựng lên, nó phải xuất hiện theo một nguyên lý cắm mốc từ trong lòng đất. Kiến thức phải sâu, lý tưởng phải ngước nhìn các tầng trời, khi đó đại ngàn mới xuất hiện. Còn loanh quanh nhìn ra vườn, vớt mấy con ốc ngồi nhắm rượu nút lá chuối với mấy sợi rau vườn của mẹ, thì chỉ ra mấy bài thơ trên chiếu thôi.


           Vì thế để có tác phẩm lớn, tôi đề xuất nên mạnh dạn vứt thơ đi. Vì ở đó có ít tinh hoa quá mà chủ yếu là chổ ẩn nấp của đám ít học hãm tài còi cọc nhân cách. Còn nếu ai là một phần nghìn tinh hoa đích thực thơ, tôi xin có lời tạ lỗi!


                                                                                  NHĐ 13/07/2013


Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

thơ đặng đình hưng

                                                                  Nhà thơ Đặng Đình Hưng


Thơ văn xuôi
Thi giới Ðặng Ðình Hưng





Bến Lạ     Thơ tự do không chỉ là một hình thức bãi bỏ niêm luật thông thường trong thơ cổ điển, mà còn thể hiện một nhu cầu, một đòi hỏi, một cần thiết của con người nói những điều muốn nói và nghĩ những điều muốn nghĩ một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi quy luật của chữ nghĩa và lề luật của đời sống. Thơ tự do, cũng như hội họa trừu tượng, vì gạt bỏ những hình thức bề ngoài như niêm luật (trong thơ cổ điển), như tỷ lệ hình thái, phân lệ bối cảnh, ước lệ không gian (trong hội hoạ cổ điển), nên có khả năng mở rộng tâm giới, tìm đến cõi vô biên của tiềm thức mà không một quy luật cụ thể nào của loài người có thể giam hãm nổi.
     Gạt bỏ niêm luật còn có nghĩa là tìm đến một trật tự mới cho ngôn ngữ tâm thức, trật tự do chính mình đặt ra hoặc có khi nó tự đến. Trật tự đó thể hiện sức sáng tạo của mỗi cá nhân, không ai giống ai, không ai có thể áp đặt cho ai. Tự do trong thơ hay trong nghệ thuật bao hàm ý nghĩa toàn diện, sinh động và tâm linh: con người, do đó, có thể sống hoàn toàn "tự do" trong một ngục tù hãm giam thể xác. Hoàn cảnh trớ trêu, nghiệt ngã và hạnh phúc đó, Ðặng Ðình Hưng đã cố gắng tìm đến, đã cố gắng vươn tới trong thi phẩm Bến Lạ(1).

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013


Giáo sư TRẦN CHUNG NGỌC


NHẬN ĐỊNH VỀ DVD “SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH”
 Giáo sư:Trần Chung Ngọc(Mỹ)
                                                           <!--[if !vml]--><!--[endif]-->23 tháng 8, 2009
LỜI BBT “SÔNG LỤC”: Sự thật là đã có một chiến dịch bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh của những người chống cộng ở một số nơi trên thế giới. Cũng có nhiều phản bác lại những sự bôi nhọ Hồ Chí Minh đó ở VN và các nước khác. Chúng tôi đã đọc một bài viết của giáo sư Trần Chung Ngọc( hiện định cư ở Mỹ)về vấn đề này, với những lập luận thật thuyết phục. Chúng tôi cho rằng đây là một bài viết hay. Ông TC Ngọc vốn là một chức sắc cao cấp của chính quyền Sài Gòn cũ,. Một người đã từng chống Cộng. Nhưng với bài viết này, ông đã giáng cho những kẻ bôi nhọ HCM một đòn chí mạng.Nhân dịp kỷ niệm123 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.




Gần đây, đọc trên Internet, tôi đã biết là ở hải ngoại mới tung ra một DVD về “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”, “sản phẩm trí tuệ” của linh mục Nguyễu Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo. Nhìn vào bản thân của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và danh sách những tài liệu tham khảo như của Cao Thế Dung, Minh Võ, Trần Gia Phụng, Hoàng Văn Chí, Mark Moyar, Lê Hữu Mục v…v… cùng những nhân vật được phỏng vấn để thực hiện DVD như Minh Võ, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Diễm, Nguyễn Minh Cần, Vũ Ngự Chiêu, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Lê Hữu Mục, Tôn Thất Thiện, Trần Gia Phụng, Trần Ngọc Thành, Trần Mạnh Hảo, Bùi Tín, LM Phan Văn Lợi v..v…, chúng ta có thể đoán được nội dung và giá trị những “sự thật” này là như thế nào. Cho nên, tôi không mấy quan tâm đến tài liệu này.
Nhưng có người bạn vừa mới cho tôi một bản sao DVD trên, cho nên tôi đã bỏ chút thì giờ xem trong đó có những gì. Xem xong tôi có thể nói ngay đó là một tài liệu chống Cộng quen thuộc rất rẻ tiền, và nếu tôi có thể mượn lời của Ulrich Rippert trong bài “A political evaluation of Schwarzbuch des Kommunismus” -- [The Black Book of Communism], 15 July 1998, nhận định về cuốn “Le Livre Noir Du Communisme” của Tổng Biên Tập Stéphane