Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

thơ thiền hoàng quang thuận

                                                           Hoàng Quang Thuận cùng nhà sư bên cuốn thơ nặng trên một tạ
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Hiện tượng “thơ thiền” của Hoàng Quang Thuận
Hoa Tàn, Mưa Tạnh,
Non Yên Lặng...

Hiện tượng thiên tài thơ, siêu việt thơ, thần thánh thơ... của GSTS Hoàng Quang Thuận - Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông Việt Nam - qua hai tập “Thi vân Yên Tử”  “Ngọa Vân Yên Tử” mà hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức hội thảo với những bài tụng ca vi vút tận trời xanh, xem như “dòng thơ Thiền non thiêng Yên Tử” và người ta đã gởi đi dự giải Nobel văn học, người ta đã tặng cho đất Phật Yên Tử cuốn sách độc bản với kích thước 125cm x 80cm x 16cm nặng 120 ký đạt kỷ lục châu Á; lại nghe tin hành lang là người còn dự định cho khắc chạm “thơ Thiền này” khắp núi non Yên Tử nữa!
Hiện tượng ấy như là một cái gì cần phải “chau mày suy nghĩ” đối với nền văn học nước nhà, nhất là văn học Phật giáo. Người ta muốn quảng cáo như thế nào, đạt được kỳ vọng gì là quyền của người ta, nhưng ca tụng thái quá hai tập thơ ấy như là “thơ Thiền non thiêng Yên Tử” là một cái gì thiếu nghiêm túc, thiếu cẩn trọng cần phải được báo động:
- Thơ của Hoàng Quang Thuận có phải là “thơ thiền”  hay không?
- Một người Phật tử hay là một người mộ Phật, cảm xúc về Yên Tử có thể làm được “thơ thiền” chăng?

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

vứt thơ đi

Để có Tác Phẩm Lớn Việt Nam Nên Vứt Thơ Đi.
     Nguyễn Hoàng Đức

   Gần một thế kỷ nay, Trung Quốc dường như tuyệt đối vứt thơ đi, đến mức dường như thơ không thể mọc tăm sủi bọt trên văn đàn. Nhưng họ đã được cái gì? Được hai giải Nobel văn chương với Cao Hành Kiện và Mạc Ngôn. Tại sao, người Tầu lại có thể đoạt tuyệt với thơ như vậy? Rõ ràng vì họ nhận ra, thơ vụn vài câu không thể là kiến trúc văn chương, và lao động lao động nghệ thuật. Thơ chỉ là sinh hoạt chữ nghĩa ngẫu hứng bồng bột được chăng hay chớ thôi.
      Hội thả thơ cho Trời đọc diễn ra hàng năm ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám - Hà Nội

      Thơ chính thức là gì? Đó là sự ngâm nga vần vèo truyền khẩu giành cho những người mù chữ cũng như không có sách để đọc. Trong một xã hội ít học thì thơ còn đóng vai trò khoe mình đã thoát bệnh mù chữ. Tại Trung Quốc, người ta khoe mình có chữ ở khắp nơi. Cung vua cũng ghi chi chít chữ ở sau ngai để khoe mình nhiều chữ. Ngoài chợ thì kẻ sĩ hơi tí là nẩy thơ vài câu, không thì làm câu đối hai câu cũng được. Thậm chí luôn luôn sẵn sàng vén tay áo thụng viết một chữ Nhẫn, chữ Tâm để khoe mình biết chữ. Tại sao người ta muốn vậy? Vì người ta muốn xác định mình có chữ có thể làm quan như “học ưu nhi tắc sĩ”. Tại Trung Quốc còn có cả một phong trào thể dục, sáng ra dùng gậy viết chữ xuống mặt đường, đó cũng là cách mặc cảm muốn khoe mình tuy bình dân nhưng đã có chữ. Các bậc cha mẹ hiện đại của Trung Quốc còn có một câu phổ biến “không vào đại học thì đời vứt đi!”
    T hơ ngắn vụn vặt vì mới đầu nó chỉ là tức cảnh sinh tình, tùy tiện, đi đâu khoe chữ đấy. Tuy vậy người Tầu rất khinh thơ. Họ cho rằng làm người quân tử thì trước hết phải thông thạo Nho – Y –Lý –Số. Nho là Nho giáo với bậc thầy Khổng Tử. Y là y học với sự thành thạo về nguyên lý cơ thể kết hợp với cơ địa của trời đất. Lý thuộc về nguyên lý vũ trụ càn khôn với bộ Kinh Dịch là chủ đạo. Còn số là phải biết áp dụng các môn Tử vi, Tử bình, phong thổ, kỳ môn độn toán, tướng mạo.
Sau đó mới đến: Cầm-Kỳ-Thi-Họa. Mấy thứ này đều là sinh hoạt, bao gồm: Cầm là chơi đàn, kỳ là chơi cờ, sau mới đến Thi là chơi thơ, rồi đến họa tức vẽ vời. Bốn môn này không nói về bậc quân tử mà có rất nhiều gái thanh lâu mới tuổi đôi mươi đã thông thạo làu làu để còn ứng tác với kẻ sĩ.
        Người Hy Lạp thì còn khinh bỉ thơ ra mặt. Triết gia Platon chính thức nói “Hãy mời các nhà thơ đi khỏi quốc gia để nước ta xứng đáng là của những người thông thái”. Còn trong đời sống, nghe kể, người ta xếp các nhà thơ cùng với thợ thủ công ở ngoài thành để những thói xấu của nhà thơ như la cà, ham vui, xạo, háo danh tí tởn không làm hỏng đạo đức của các công dân. Mỗi buổi tối, đàn ông Hy lạp được lĩnh vé xem của quốc gia, trọng đại đi đến nhà hát bi kịch để chìm đắm trong những vở kịch hoành tráng có nhân vật và tình tiết. Ở nơi trọng đại như vậy không bao giờ có chỗ cho thơ lẻ và vụn, mà chỉ có những vần thơ được đọc theo mạch chảy của trường thiên kịch.
        Người Việt Nam cũng rất coi thường thơ chỉ trong hai từ “Thơ – Thẩn”. Nghĩa đó là dạng lẩn thẩn dở khôn dở dại. Trong bài viết rât sâu sắc và phong phú mới đây trên blog Trần Mỹ Giống, tác giả Lê Tự trong bài “Thơ… SOS” có tả một cảnh bi hài thế này: trong một cuộc liên hoan ở Thủy điện Sông Đà, có vài chục người Việt lên đua nhau đọc thơ khiến cho các chuyên gia Nga mắt tròn mắt dẹt không hiểu tại sao Việt Nam lại có đông nhà thơ như vậy?! Trời ơi nước Nga là một cường quốc văn học trên thế giới với hàng trăm thi hào và văn hào, vậy mà không thể có nhiều người vui vầy làm thơ như Việt Nam. Điều này đáng mừng hay đáng lo? Chúng ta thấy hiển nhiên sỏi bao giờ cũng nhiều hơn núi. Nhưng cái đáng lo ở đây là, trí tuệ mấy anh tranh tre nứa lá của ta thấp quá, không biết trời cao đất dầy là gì, lúc nào cũng đòi tung tăng đọc thơ, mà lại đọc trong tinh thần ích kỷ, và nhiều phần dốt nát. Người đời vẫn nói “Im lặng là vàng”, khi gặp những người cao hơn thì ta phải biết lắng nghe, đằng này lúc nào cũng đặt cái tôi của mình lên trước, không cần tiếp thu ai cả, chỉ cần được khoe mẽ tí thơ. Mà thơ nào có hay hớm gì đâu.
        Qua nhiều năm quan sát kỹ nền thơ Việt, tôi thấy các nhà thơ chẳng mấy khen ai, nghĩa là họ rất đố kỵ. Chẳng biết nghe ai, chỉ cần mình được đọc thơ, rồi vào Hội, rồi leo ghế, rồi ẵm giải. Không phải chỉ có tôi thấy thế, mà ngay nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ lâu đã nói: đó là đám vô học dốt nát, “đám giặc già thơ phú lăng nhăng”.
         Nhìn kỹ hơn, tôi thấy, thơ là một đầm lầy bầy nhầy ẩn nấp những ký sinh trùng thơ hãm tài, nhân cách thấp kém. Tôi xin phân tích cụ thể:
        1. Hiểu biết thấp: Xưa nay, cả thế giới nói “Đức hạnh là hiểu biết”, hoặc như người Tầu nói “Nhân bất học bất tri lý”, muốn có đức hạnh người ta phải biết cái gì đúng để làm, cái gì sai để tránh. Đằng này trình độ của các nhà thơ nói chung chỉ là sinh hoạt khoe mẽ mình vừa thoát nạn mù chữ (trong thực tế, sau bình dân học vụ, các tiểu nông Việt đã ào ào làm thơ), vì thế trình độ nhân cách của họ rất thấp, chủ yếu là thơ hiếu hỉ, gặp đâu nói đấy.
       2. A dua, ăn theo nói leo: Thơ là ăn theo trăm phần trăm. Thứ nhất Cung đã vượt quá Cầu, người nghe thơ thì ít, người đọc thơ thì nhiều. Cụ thể, HNV muốn ra trang thơ thì phải in kèm độn vào trang báo. Ngay cả cái tên Hội Nhà Văn cũng là thương hiệu ăn theo cho các nhà thơ. Rồi rất nhiều nhà thơ muốn xí xộ mình là nhà văn cũng là cách ăn theo. Theo triết học, người ăn theo không có chủ quan tính, không phải chịu trách nhiệm về mình. Một người như thế thì làm sao đáng tin vào nhân cách hay đạo đức được.
       3. Đố kỵ, ích kỷ, cấu kết bè nhóm, đánh chặn hiền tài: Sự đố kỵ của các nhà thơ nhìn đâu cũng thấy. Tôi xin đưa ra một minh chứng, ủy viên ban giám khảo kia đưa tập thơ đòi dự giải quốc gia, một ủy viên khác nêu lên, tôi không đồng tình vì như thế là phạm qui, nhưng tất cả các ủy viên khác đều phớt lờ, điều đó chứng tỏ người ta ngang nhiên bè phái đến thế nào! Còn sờ sờ kia cuộc thi thơ của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có đến 40% đạo văn và phạm qui, có chứng minh sự bỉ ổi ở mức quán quân chưa?
        4. Lưu manh càn quấy: Việc mấy nhà thơ kia văng cứt và đếch vào thơ liên tục, không chỉ phản ánh thẩm xú thơ mà còn muốn nói “bố” giang hồ đây, thơ “bố” còn sẵn sàng ném bom bẩn và đếch thì “bố” ngán ai. Thử xem mấy tay giữ con dấu không ăn chia, sẽ nếm cái gì? Và chỉ cần một mệnh lệnh nhỏ, lập tức có một phi đội phê bình gia hợp tác xã lao vào tung hô thơ cứt lên mây xanh, thử hỏi đó có phải là bằng chứng của sự a dua bỉ ổi không?
     Thôi, nói về cái kém, cái dở của thơ Việt thì không hết được. Nhưng tôi chắc chắn cái cách nhiều người làm thơ và lạm dụng thơ hiện nay chỉ làm cho văn hóa nước nhà dậm chân thụt lùi. Một điều không cãi được, muốn có nền văn hóa lớn chúng ta phải có tác phẩm lớn. Ai biện hộ và cãi bỏ điều này, chắc chắn là một người vừa nhìn đã thấy bé nhỏ, cho dù đó là người làm thơ Haiku hay đi nữa. Một cái tăm đẹp không bao giờ là một máy bay đẹp cả. Và đa số những người làm thơ, vui thơ, chơi thơ ở Việt Nam nên nghĩ, cho tới bao giờ mình chưa viết được tác phẩm thơ lớn có nhân vật thì mình chỉ là Sinh Hoạt thơ chứ chưa bao giờ là Lao động nghệ thuật thơ cả.
      Tất cả mọi lao động ở đời, kể cả lao động nghệ thuật, nó phải cống hiến. Còn mới ngả ngớn, trà dư tửu hậu, đầu thừa đuôi thẹo thời gian làm mấy bài thơ tùy tiện rồi ngâm nga đòi vòi vĩnh những giá trị lớn của nghệ thuật, đó chỉ là sự ăn may dựa trên bất công tem phiếu thôi. Người ta có được gía trị ngang với những gì mình cống hiến. Ta mới làm thơ trong vòng nóng ấm chè, trở mình vài cái trong đêm, hay hít phải mấy bụm sương thu lành lạnh… tất cả những thứ đó không bao giờ là lâu đài nghệ thuật cả. Những chiếc lá cho dù có tụ bạ cấu kết với nhau cũng chỉ là đống lá thôi. Còn một đại ngàn dựng lên, nó phải xuất hiện theo một nguyên lý cắm mốc từ trong lòng đất. Kiến thức phải sâu, lý tưởng phải ngước nhìn các tầng trời, khi đó đại ngàn mới xuất hiện. Còn loanh quanh nhìn ra vườn, vớt mấy con ốc ngồi nhắm rượu nút lá chuối với mấy sợi rau vườn của mẹ, thì chỉ ra mấy bài thơ trên chiếu thôi.


           Vì thế để có tác phẩm lớn, tôi đề xuất nên mạnh dạn vứt thơ đi. Vì ở đó có ít tinh hoa quá mà chủ yếu là chổ ẩn nấp của đám ít học hãm tài còi cọc nhân cách. Còn nếu ai là một phần nghìn tinh hoa đích thực thơ, tôi xin có lời tạ lỗi!


                                                                                  NHĐ 13/07/2013


Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

thơ đặng đình hưng

                                                                  Nhà thơ Đặng Đình Hưng


Thơ văn xuôi
Thi giới Ðặng Ðình Hưng





Bến Lạ     Thơ tự do không chỉ là một hình thức bãi bỏ niêm luật thông thường trong thơ cổ điển, mà còn thể hiện một nhu cầu, một đòi hỏi, một cần thiết của con người nói những điều muốn nói và nghĩ những điều muốn nghĩ một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi quy luật của chữ nghĩa và lề luật của đời sống. Thơ tự do, cũng như hội họa trừu tượng, vì gạt bỏ những hình thức bề ngoài như niêm luật (trong thơ cổ điển), như tỷ lệ hình thái, phân lệ bối cảnh, ước lệ không gian (trong hội hoạ cổ điển), nên có khả năng mở rộng tâm giới, tìm đến cõi vô biên của tiềm thức mà không một quy luật cụ thể nào của loài người có thể giam hãm nổi.
     Gạt bỏ niêm luật còn có nghĩa là tìm đến một trật tự mới cho ngôn ngữ tâm thức, trật tự do chính mình đặt ra hoặc có khi nó tự đến. Trật tự đó thể hiện sức sáng tạo của mỗi cá nhân, không ai giống ai, không ai có thể áp đặt cho ai. Tự do trong thơ hay trong nghệ thuật bao hàm ý nghĩa toàn diện, sinh động và tâm linh: con người, do đó, có thể sống hoàn toàn "tự do" trong một ngục tù hãm giam thể xác. Hoàn cảnh trớ trêu, nghiệt ngã và hạnh phúc đó, Ðặng Ðình Hưng đã cố gắng tìm đến, đã cố gắng vươn tới trong thi phẩm Bến Lạ(1).

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013


Giáo sư TRẦN CHUNG NGỌC


NHẬN ĐỊNH VỀ DVD “SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH”
 Giáo sư:Trần Chung Ngọc(Mỹ)
                                                           <!--[if !vml]--><!--[endif]-->23 tháng 8, 2009
LỜI BBT “SÔNG LỤC”: Sự thật là đã có một chiến dịch bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh của những người chống cộng ở một số nơi trên thế giới. Cũng có nhiều phản bác lại những sự bôi nhọ Hồ Chí Minh đó ở VN và các nước khác. Chúng tôi đã đọc một bài viết của giáo sư Trần Chung Ngọc( hiện định cư ở Mỹ)về vấn đề này, với những lập luận thật thuyết phục. Chúng tôi cho rằng đây là một bài viết hay. Ông TC Ngọc vốn là một chức sắc cao cấp của chính quyền Sài Gòn cũ,. Một người đã từng chống Cộng. Nhưng với bài viết này, ông đã giáng cho những kẻ bôi nhọ HCM một đòn chí mạng.Nhân dịp kỷ niệm123 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.




Gần đây, đọc trên Internet, tôi đã biết là ở hải ngoại mới tung ra một DVD về “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”, “sản phẩm trí tuệ” của linh mục Nguyễu Hữu Lễ và Trần Quốc Bảo. Nhìn vào bản thân của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và danh sách những tài liệu tham khảo như của Cao Thế Dung, Minh Võ, Trần Gia Phụng, Hoàng Văn Chí, Mark Moyar, Lê Hữu Mục v…v… cùng những nhân vật được phỏng vấn để thực hiện DVD như Minh Võ, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Diễm, Nguyễn Minh Cần, Vũ Ngự Chiêu, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Lê Hữu Mục, Tôn Thất Thiện, Trần Gia Phụng, Trần Ngọc Thành, Trần Mạnh Hảo, Bùi Tín, LM Phan Văn Lợi v..v…, chúng ta có thể đoán được nội dung và giá trị những “sự thật” này là như thế nào. Cho nên, tôi không mấy quan tâm đến tài liệu này.
Nhưng có người bạn vừa mới cho tôi một bản sao DVD trên, cho nên tôi đã bỏ chút thì giờ xem trong đó có những gì. Xem xong tôi có thể nói ngay đó là một tài liệu chống Cộng quen thuộc rất rẻ tiền, và nếu tôi có thể mượn lời của Ulrich Rippert trong bài “A political evaluation of Schwarzbuch des Kommunismus” -- [The Black Book of Communism], 15 July 1998, nhận định về cuốn “Le Livre Noir Du Communisme” của Tổng Biên Tập Stéphane

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

người đàn bà Mông thổi kèn lá



Giàng Khánh Ly






NGƯỜI ĐÀN

 BÀ MÔNG

THỔI KÈN LÁ
                                                             Bút ký: Quang Đại



Giờ chị đã khoảng 50 xuân.
Nhưng tôi vẫn cứ thấy ngài ngại khi gọi chị là đàn bà. Cái từ này nghe thô thô, tàn nhẫn và…quả là vô cảm nếu như dùng để gọi một người đẹp như chị. Nhưng sự thật thì Giàng Khánh Ly đã thành “đàn bà” từ những năm chỉ mới vào tuổi trăng tròn.

I. KHÚC DẠO
.
Ấn tượng ban đầu về chị nữ phó chủ tịch huyện người Mông xinh đẹp, duyên dáng, hát hay, có gương mặt khả ái và phúc hậu xuất hiện trong buổi khai mạc trại sáng tác của Ủy ban liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Mộc Châu (Sơn la) 2013 đã khiến các thành viên dự trại thấy cần phải phân công cho một tác giả viết riêng về chị, coi đây như một điểm nhấn trong những sáng tác văn học nghệ về Mộc Châu tại  trại sáng tác này..
Tôi đã tìm đến nhà riêng để gặp Giàng Khánh Ly. Sau khi biết được ý định của tôi, chị bảo:
- Nếu như anh viết về em thì xin anh hãy viết về một người phụ nữ Mông. Không phải là viết về một phó chủ tịch nữ hay là một phụ nữ Mông thành đạt. Xin anh đừng viết như thế. Bởi vì còn rất nhiều phụ nữ Mông thành đạt hơn em nhiều anh ạ! Có điều, em đúng là một trong những tấm gương của người phụ nữ Mông ở huyện Mộc Châu này trong việc vượt qua những khổ đau, bất hạnh của cuộc đời  để mà vượt lên.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

THƠ DU AN



CHIỀU NAY CON GẶP MỘT BÀ
                          Du An

Chiều nay con gặp một bà
Hỏi tuổi bà ấy bảo là chín mươi
Nét cười móm mém thật tươi
Cả phiên chợ bỗng đầy vơi... thế nào?

Bà giờ với được trăng sao
Cái lưng còng xuống lại cao hơn đầu
Chợ còn một chiếc áo nâu
Một hàng lá chuối lẫn câu chào mời.

Bà kể cái đận cái hồi
Chỉ mong mình ốm để rồi đỡ cơm
Bây giờ con thiệt cháu hơn
May còn phiên chợ biết buồn rủ đi.

Lạ ghê chẳng ốm đau gì
Ông trời bận việc có khi quên mình
Ngày qua suốt bóng lại hình
Ngày về thôi bất thình lình mà xa.

Bà cười nước mắt lại ra
Nét cười sâu lắm chắc là theo con...

D.A

__________
Tác giả Du An
Hội Văn học Nghệ thuật Tỉnh Điện Biên
Phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên.
DĐ: 0168.230.9422
Email: duan1966@gmail.com

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

CHỢ HÀ NỘI

 


CHỢ HÀ NỘI..

HỒNG GIANG




Ra chợ Mơ một chiều buồn
Nắng chang chang phố
Đường tắc
Lố nhố
Ngựa và người
Người và ngựa muốn phân biệt rất khó!
Cụ Nguyễn có sống lại cũng bó tay chấm cơm
Chuyện nhà ai
Nhà nấy tỏ
Chưa có bao giờ người ta phớt lờ
Và quen hóng gió
Để sau đó lập tức quên


Chợ hàng Da bán nhiều hàng giả
Sao trí não nghèo nàn
Phô tô tư tưởng
Ăn cắp bản quyền
Chả cần nhìn,
Sờ.
Nghe,
 cũng rõ..


Chợ hàng Bè thấp thoáng mặt mo
Những Ma phia mới nở
Chỉ thương mấy bà nội chợ
Chiều nay mua gì?
Mấy chú sinh viên thập thò kiếm việc
Liệu hy vọng gì chiều nay?


Bây giờ buôn bán gì đây?
Tình người như nhạt
Mặn cay chút lòng..
Buôn người, bán bạn.. như không
Chợ nào bán nắng?
Còn không.. chợ nào?

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

HOA XUÂN TRÊN ĐẦM LẦY



BÀI TRÊN CÁC BÁO IN

HOA  XUÂN TRÊN ĐẦM LẦY
                                     Bút ký: Quang Đại

Hùng đã đi thật xa…
Đã sáu mùa xuân rồi  tôi không thể gặp Hùng được nữa. Thế nhưng, gốc đào thế mà bạn tặng tôi thì năm nào cũng nảy lộc, đơm nụ, kết hoa;  dù rằng có năm sớm, có năm muộn, có năm dày, có năm thưa…
Phía dưới gốc đào vẫn là vầng đất đầm lầy.

I.  KỶ NIỆM THỜI THƠ ẤU

Tôi và Hùng là bạn đồng ngũ cùng sinh năm Quý Tỵ (1953). Tính đến tết này là vừa tròn một hội.
Chúng tôi biết nhau và thân nhau từ thủa ấu thơ, bắt đầu ở khoảng đầm lầy trước cửa nhà Hùng.
Khi ấy, tôi còn là một đứa trẻ chăn trâu. Chẳng hiểu vì đâu mà bất cứ con trâu nào dù hiền lành, ngoan ngoãn đến mấy mà vào tay tôi cũng như thành tinh. Khó bảo, thích tìm ăn lúa má, hoa màu và chạy rông.  Điều này mãi về sau tôi mới hiểu, chính ra là do tôi mải chơi, hay thả trâu tự do để người đi chơi khăng, chơi đáo, chạy nhảy khắp nơi. Con trâu hay được thả lỏng cứ quen dần với tự do, phóng túng mà thành ra thế.

THƠ TRẦN DẦN



NHÀ THƠ TRẦN DẦN

MINH DIỆN
ĐỌC “NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN” CỦA
 TRẦN DẦN

                                     Lòng ngã tư mưa lằng nhằng cột điện...
                                                                          Trần Dần


Người ta đọc "Những ngã tư và những cột đèn" như một truyện tâm lý, phản gián, phiêu lưu,... Tôi đọc nó như một bài thơ, một nhật ký về nhật ký, một tiểu thuyết phản-tiểu-thuyết.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Đếm gạch hoàng thành


Bìa tập thơ ĐẾM GẠCH HOÀNG THÀNH của Đỗ Vinh
do Quang Đại thiết kế

NHÀ THƠ ĐỖVINH
VỚI TẬP THƠ MỚI

Nhà thơ Đỗ vinh. Năm nay 73 tuổi.  Quê ở Yên Thế, Bắc Giang. Hiện sống ở quận Hai bà Trưng, Hà Nội. Là hội viên lão thành và một trong những hội viên sáng lập ra hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang. Ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nghệ thuật Bắc Giang.
Đỗ Vinh đã đoạt được một số giải thưởng văn học của tỉnh và trung ương. Các tác phẩm chính của ông gồm:
- Hoàng Hoa Thám một vùng rừng (trường ca, hội VHNT Hà Bắc , 1989)
- Tản mạn rừng (tập thơ. Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1996
- Đò dọc sông Thương (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2004)
- Khúc lẻ đàn (tập thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2008)

Ông đang chuẩn bị ra tập thơ mới có đề: ĐẾM GẠCH HOÀNG THÀNH. Ông đã nhờ họa sỹ Quang Đại vẽ bìa. Chúng ta đón đợi những sáng tạo của nhà thơ kỳ cựu và kính yêu!
Xin trân trọng thông báo với bạn đoc SÔNG LỤC.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

suối Mỡ

NGUYỄN THỊ MAI
Suối Mỡ
(Mến tặng các bạn trai cùng học cấp 2 Trường Sơn và cấp 3 Lục Nam một thời)

Từ Mai Sưu ra Lục Nam
Đến trường tôi phải lội ngang suối này

Có lần cúi xuống rửa tay
Ngẩng lên, ông Ác chau mày, nắm gươm
Có khi ngã sấp mặt đường
Đứng lên, ông Thiện cảm thương mắt nhìn
Cửa đền bên suối vắng, im
Mà tôi sợ thót con tim trăng rằm

Bấy giờ mới tuổi mười lăm
Tóc tôi suối chảy đằm đằm bờ vai
Bỏ phanh, xe thả dốc dài
Bạn chở tôi sức trẻ trai đương thì
Ngày nhập ngũ tiễn bạn đi
Có dòng suối biết thầm thì lời thương
Đưa nhau ấm một đoạn đường
Về sao trống trải mái trường bạn xa..

Cái thời sơ tán đi qua
Tôi rời đất Lục và hoa suối ngàn
Tay quen “di chuột” mặt bàn
Giờ về chắp lạy trước làn khói hương
                    Lạy ông Hiền – Dữ, còn thương
Xin cho nước mắt soi gương bạn cười
Tìm trong bao dấu chân người
Có ai? mãi tuổi hai mươi chưa về?
Dấu nào dép lốp đi bê (B)
Suối còn lưu bước dòng quê cho mình?

Bạn ơi! Tôi gọi thật tình
Thưa tôi, chỉ núi Huyền Đinh vọng lời

Tháng 8/2011
Nguyễn Thị Mai

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

chuc tet












HỒNG GIANG

THƠ
CHÚC TẾT

Văn chương vui thú chợ giời..
Thi nhân
mặc khách
mấy người còn mê?


Thôi đành vui thú sơn khê..
Trăng lên đỉnh núi
Gió về bến sông..
Buồn cho con tạo chổng mông..
Thẳng ngay phận mỏng long đong kiếp người!
Thằng nô khóc
Thị nở cười


Xuân này xem hẳn hơn mười xuân qua!

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

tin buòn






TIN BUỒN

Nhà thơ Duy Phi
Tên thật: Nguyễn Duy Phi
Bút danh khác: Hoài thu – Vi lan
Sinh ngày: 5/8/1940
Tại : Bắc Giang
Nơi ở: Thành phố Bắc giang, tỉnh Bắc Giang
Hội viên hội nhà văn Việt Nam
Hội viên hội VHNT các DTTS Việt Nam
Hội viên hội VHNT Bắc Giang
Sau một thời gian lâm bệnh trọng đã từ trần hồi 8 giờ ngày 28/1/2013 ( 17 tháng chạp Nhâm Thìn)
SÔNG LỤC vô cùng thương tiếc báo tin và gửi lời chia buồn sâu sắc đến thân quyến nhà thơ Duy Phi. Kính chúc nhà thơ được an lành nơi vô cùng!
                               SÔNG LỤC



 

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

NHÀ THƠ DUY PHI ỐM NẶNG









NHÀ THƠ DUY PHI
BỊ ỐM NẶNG



Xem thông báo trên ĐỀN THƠ MỚI  chúng tôi cứ nghĩ : Admin của ĐTM chỉ đi vắng đâu đó ít ngày. Hay đâu chúng tôi vừa nghe tin rằng ông bị bệnh hiểm nghèo. Chúng tôi loan báo tin này đến các bạn bè NHÓM BÚT SÔNG LỤC và các bạn văn chương xa gần biết. Nhà thơ Duy Phi vốn rất gần gũi và quan tâm đến SÔNG LỤC và các văn nghệ sĩ nói chung.
Cầu trời cho ông qua khỏi  và sẽ tiếp tục sáng tác và làm một admin tích cực, vượt qua được con số 83898 lượt truy cập.

                          SÔNG LỤC

tin thêm về nữ sinh đâm nhau chết



Vòng hoa của thôn Vân động trong đám tang của Hà

ĐƯA TIN
 THÊM VỀ
CÁC NỮ SINH ĐÂM NHAU CHẾT.

SÔNG LỤC đã đưa tin đầu tiên về sự việc các nữ sinh đâm nhau chết ở Lục Nam  vào ngay hôm đó (18/1/2013). Mặc dù đây là trang mạng chuyên về Văn học nghệ thuật.  Nhưng vì  nghĩ đây là điều mà xã hội và những nhà thơ, nhà văn cần quan tâm nên chúng tôi đã đưa tin. Việc đưa tin của SL là khách quan khi nghe dư luận kể lại. 
Hiện nay có một số trang tin tức đưa tin có phần sai lệch về vụ này. Có trang mạng đưa tin : “….cãi nhau, Hoa thấy yếu thế rút dao ra đâm…” hoặc “… Hà đi qua thấy chị cãi nhau vào can ngăn…”. 
SL xin lưu ý bạn đọc là hiện nay dư luận vẫn cho rằng  Hoa là người bị bắt nạt. Người ta cũng kể rằng nhiều lần bọn Hiền, Hà đã từng đánh Hoa nhiều lần, có lần còn làm Hoa mất hết cả quần áo. Ngay hôm đó, Hoa cũng bị đánh thâm tím mặt mũi. Đã quỳ xuống xin bọn Hiền nhưng Hiền đã không tha. Mà còn gọi em, vốn là một đầu gấu đến. Khi Hà đến thì Hoa nghĩ là mình sẽ không được”tha” mà sẽ bị đánh tiếp, chúng còn giơ điện thoại lên quay… Vì thế nên hoa đã tức khí mà ra tay.
Dư luận các học sinh và bà con khi bức xúc đều cho rằng Hà chết không oan.  Có nhiều người ( trong đó có người trong họ hàng nhà Hà) còn bảo khử được Hà là vơi đi mối lo cho các nữ sinh khác đỡ bị bắt nạt. 
Tất nhiên, chúng tôi cho rằng một người chết đi thì đó là một nỗi sót thương mang tính đồng loại của mọi người trong xã hội, kể cả đó là tội phạm. Đây lại là nữ sinh mới 17 tuổi đầu. Chúng tôi nghĩ cũng vì như vậy nên mới có dòng chữ “… và nhân dân vô cùng thương tiếc” trên vòng hoa trong đám tang của Hà. Có một chi tiết  là dòng chữ này vốn trước đó là:" Chính quyền và nhân dân...". Nhưng đã phải bỏ chữ "chính quyền". Dù Hà là cháu ruột ông trưởng thôn Vân Động...
Dù sao việc cầm dao giết người là tội ác mà chúng ta cần lên án.  

Xong sự thật vẫn phải về vị trí của sự thật. Chúng ta không thể chấp nhận những thông tin “lái” sự thật sang một hướng có lợi cho bên này hay bên kia.
Chúng tôi mong các cư dân mạng, nhất là các học sinh và mọi người chứng kiến sự việc hãy lên tiếng minh oan cho …“sự thật” khi nó bị bóp méo vì một động cơ không trong sáng nào đó.

                                                                                SÔNG LỤC 

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

về bài bình bài thơ rắn



Cụ Lưu Vă n Thư (88 tuổi, thành viên Nhóm bút Sông Lục)
 trong buổi giao lưu giữa Nhóm bút Sông Lục với Thi đàn thứ bảy

BÀN VỀ LỜI BÌNH
 BÀI THƠ RẮN
 CỦA LÊ QUÝ ĐÔN
(Đăng báo NGƯỜI CAO TUỔI số 1+2 năm 2013)


                                                                                 LƯU VĂN THƯ



Bài thơ “Rắn đầu biếng học” của Lê Quý Đôn làm theo luật Đường đúng cách, tuyệt tác. Song tác giả Anh Hùng không nắm được luật thơ Đường nên bình sai nhiều điểm. Đề bài ghi gọn lỏn là “rắn” đã sai rồi. Đề sai làm hiểu sai bài thơ, đưa bài thơ đến lạc đề. Đầu bài nói về “rắn đầu biếng học”. Không phải kể về các loài rắn. Lê Quý Đôn dùng từ đồng âm tên rắn để viết về trạng thái tâm lý con người. Đây là một kiểu chơi chữ của thi nhân.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

NỮ SINH ĐÂM CHẾT NHAU


NỮ SINH ĐÂM CHẾT NHAU
                   NGUYỄN ĐỒNG



Khoảng gần mười hai giờ trưa hôm nay (18/1/2013). Một nữ sinh dùng dao găm bấm đâm hai nữ sinh khác trong một cuộc ẩu đả sau giờ tan học. Một nữ sinh bị ba nhát đâm: vào vai, vào bụng và vào tim đã chết ngay tại chỗ. Nữ sinh nữa bị đâm hai nhát trong đó có một nhát làm đứt mạch máu tim, hiện đang nằm cấp cứu  ngoài Hà Nội.
Nguyên nhân sự việc theo lời của các học sinh ở hai trường này  chứng kiến kể lại thì nữ sinh đâm người tên là Hoa, người ở thôn Đọ, xã Cương Sơn, Lục Nam, bắc Giang. Năm nay Hoa16 tuổi đang học lớp 10 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lục Nam.  Hoa bị 5 nữ sinh khác kéo ra gần cổng trường Phổ thông dân lập Đồi Ngô để “hỏi tội”. Trong 5 nữ sinh này thì Hà và Huyền dẫn đầu. Hai nữ sinh này là hai chị em con chú con bác ruột người ở xóm Vân Động thuộc thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam), cùng học lớp 11, trưởng Phổ thông dân lập Đồi Ngô.
Theo như nhiều học sinh cho biết thì 5 nữ sinh này đã nhiều lần đánh Hoa. Hà từng tát hoa Hoa trước nhiều bạn bè. Mâu thuẫn nghe đâu là tranh giành người yêu gì đó. Lần này, Hoa đã bảo:
 - Chúng mày cho tao xin! Nếu không tha thì tao đành phải chết với chúng mày thôi chứ không còn con đường nào khác!
Mấy nữ sinh kia không những không tha. Mà còn xúm vào kéo tóc và đánh Hoa túi bụi. Vừa đánh, mấy đứa còn cười lóe xóe rồi giơ điện thoại ra quay.
Hoa dấu dao găm bấm trong túi ra đâm hai nhát vào Huyền thì Hà nhảy vào. Lập tức Hoa hăng máu đâm túi bụi khiến hà chết ngay lập tức.
Sau khi sự việc xảy ra, ba nữ sinh còn lại lo đưa hai bạn bị đâm vào  viện.  Dù rằng Hà đã tắt thở. Còn Hoa thì mặt lạnh tanh.  Lẳng lặng đi về. Sau đó, hoa đến công an tự thú.
Theo dư luận thì cả 6 nữ sinh này đều là những nữ “đầu gấu”. Hà (nữ sinh bị đâm chết) đã  từng cầm đầu một nhóm nữ sinh thuê tắc- xi đi đánh nhau rồi bị công an bắt. Khi bị bắt, Hà còn nhận hết tội về mình:
 - Chỉ mỗi cháu đánh chứ chúng nó chỉ đi cùng thôi!
Bà con trong xóm vân Động cho hay là Hà vốn rất ngỗ ngược. Là con gái nhưng chỉ thích tiểu đứng. Nhiều khi, Hà cùng nhóm bạn hay chặn đường “xin tóc” các nữ sinh khác, nếu thấy nữ sinh ấy tóc dài. Nếu không cho là đánh người ta. Đa số mọi người không thương sót gì cho nữ sinh bị đâm chết. ngưng cũng cho rằng Hoa cũng quá độc ác.
Cũng theo lời bà con ở Vân Động thì các nữ sinh này đều là con cái những gia đình không êm đềm hạnh phúc.Có khi ngay bố mẹ cũng hư hỏng.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

cửa đá


                     Nhà văn vũ xuân Tửu (ký họa của họa sĩ Quang Đại)

"Ca đá" đãđược viết như thế nào?

Mt vài suy nghĩ nhân đc “Ca đá” ca Vũ Xuân Tu..
          ( Nxb Hi Nhà văn 2011 và  Website Vanvn.net, 2012)
Hồng Giang.


Đã có nhiu bài viết v hai tiu Thuyết gn đây ca nhà văn Vũ Xuân Tu ( Ca đáBến mê). Gn đây nht có bài ca nhà văn Trn Huy Vân, đăng trên trang mng Trn Nhương.com. Mt bài viết khá t m, phân tích sâu sc theo quan đim mĩ hc hin thc xã hi ch nghĩa. Tác gi đi sâu vào ni dung, kết cu, b cc ca truyn theo li truyn thng vi đôi chút băn khoăn v dng ý ca nhà văn?
Bài viết này ch nên coi như mt vài ý kiến góp thêm vào. Người viết không mun nhc li nhng vn đ người khác đã quan tâm, m x. Như vy là lp li, nhàm và không cn thiết.
Phi nói ngay là “Ca Đá” là mt cun sách khó đc đi vi mt s người. Nht là đc gi thông thường. Nhng người chưa quen vi nhng đi mi, cách tân trong văn hc gn đây. Nhng người còn xa l vi lý thuyết “Hu hin đi”, “hin tượng hc” hoc còn lăn tăn rng “văn chương hu hin đi Vit Nam” liu đã có, đã hình thành hay không? Nó đã gây mt cú sc, băn khoăn cho không ít đc gi.