Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

chùm thơ Lâm Xuân Vi




CHÙM THƠ
LÂM XUÂN VI

SÔNG LỤC vừa cho đăng bài viết về thơ Lâm Xuân Vi, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hiện ở Ninh Bình. Để bạn đọc tiếp cận thơ Lâm Xuân Vi, SÔNG LỤC tiếp tục giới thiệu một chùm thơ của ông. 


Có một ngày thơ
 
Có một ngày không thể nào quên
Cả thị trường nhà đất sôi lên
Giá vàng cũng đột nhiên biến loạn
Còn sông Lục núi Huyền bừng reo tâm thế khác

Đến với nơi trồng người thuần phác
Trường trung học Đồi Ngô*
Thày và trò gặp các nhà thơ
Quanh khúc ngoặt gập ghềnh tâm trạng

Những ý trò tươi non
Thày luận hướng tâm hồn dào dạt
Mở đất nhà thơ gieo hạt ươm mầm
Mỗi khám phá tìm tòi, một khát vọng xanh trong
Thơ phủ sóng trời đông ấm lại

Chủ và khách không còn gianh giới
Tan vào thơ vào nhau
Vào mạch nguồn nghĩa chữ xa sâu
Dung dưỡng hồn người thơ giàu có nhất

Không loạn như vàng, không sôi như đất
Thơ đằm đằm hương mật trào dâng

Bắc Giang - Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2009


Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

thơ Lâm Xuân Vi




Minh Châu.
Lâm Xuân Vi - Thơ như men rượu nồng say
     
  Lời tự bạch :”Văn học nói chung và thơ nói riêng đối với tôi là niềm khao khát đam mê suốt đời. Bởi, sẽ tìm thấy ở đó nguồn dung dưỡng cho chân thiện mỹ mà đời đời con người phải hướng tới để bồi đắp và tôn vinh nó”. Và có lẽ vì thế mà thơ của Lâm Xuân Vi như men rượu nồng,uống từng giọt, từng ly, để cảm nhận từ từ và say lúc nào không biết.

     Rất tình cờ, tôi có được “Tuyển tập thơ Lâm Xuân Vi”, do Hội Văn học nghệ thuật Ninh Bình xuất bản, với gần như tuyển chọn một đời thơ của nhà thơ xuất thân miền đất cổ đô với những huyền thoại có cả nghìn năm tuổi nước Đại Cồ Việt xưa- Gia Viễn, Ninh Bình.333 bài thơ chắt lọc từ tình yêu quê hương đất nước, không chỉ là miền đất nơi sinh ra mà là cả dải đất cong cong hình chữ S, với những thiết tha, đắm say, để rồi từ đó là chất men ấp ủ cho những tình cảm về bao miền đất đã đi qua, những con người bắt gặp trên đường đời, những rung động đầy tinh tế trước cảnh vật, những cảm xúc trước  nhân tình thế thái của thời cuộc….

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

em là mùa thu Hà Nội



Thái Triển trong buổi giao lưu giữa NHÓM BÚT SÔNG LỤC với các bạn thơ THI ĐÀN THỨ BẢY

 TRẦN THÁI TRIỂN

EM LÀ
MÙA THU
HÀ NỘI
(Đọc HỒN PHỐ - Tản văn của Chử Thu Hằng, NXB Hội nhà văn 2011)

Tôi biết Chử Thu Hằng với tư cách một Nhà thơ, nên khi đọc tản văn Hồn phố của chị, tôi cứ ngờ ngợ rằng đây cũng là một tập thơ; mà là một tập thơ hay, mang hồn cốt của một người Hà Nội gốc.

THƠ NGŨ NGÔN 10 CÂU

THƠ
NGŨ NGÔN
 MƯỜI CÂU
CỦA QUANG ĐẠI


TÔI TIN VÀO TRONG XANH

Ngược về đầu nguồn nước
Tôi tin vào trong xanh
Tôi tin vào cuội trắng
Tôi tin vào mây lành

Tôi tin rừng cây xanh
Lọc khí trời tôi thở
Tôi tin vào nỗi nhớ
Nở mùa hoa kim anh

Ở một miền thanh bạch
Tôi tin vào trong xanh.




TRĂNG QUÊN

Điều ấy là trăng nói
Chứ đâu phải lời em
Dĩ nhiên là trăng quên
Còn em thì vẫn nhớ

Em nào đâu thất hứa
Chỉ vì trăng nói trêu
Cũng bởi vì anh yêu
Mới tin trăng nói dối

Em làm gì có lỗi
Lỗi ở vầng trăng quên.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

có đạo thơ?



CÓ TRÙNG TỨ?
CÓ ĐẠO THƠ?
SÔNG LỤC mời các bạn tham gia cuộc trao đổi về hai bài thơ của hai tác giả Quang Đại và Trịnh Kim Hiền cùng ở “Nhóm bút sông Lục”. Có người cho rằng tác giả Quang Đại đã “ăn cắp” tứ hay là “đạo” thơ Trịnh Kim Hiền.
 Ý kiến của Trịnh Kim Hiền cho rằng hai bài thơ này có trùng tứ. Nhưng đây chỉ là chuyện thường tình. Bảo “đạo”là thiếu thực tế sáng tác.
Quang Đại lại cho rằng hai bài có tứ khác nhau. Hai cái tứ xuống dốc khác hẳn nhau.
Vậy ý kiến của các bạn thế nào? Xin được lĩnh hội. SÔNG LỤC xin cảm ơn các bạn!
Chúng tôi cũng xin nói thêm về hai bài thơ này:
- Bài thơ “Uống rượu ở Tam Đảo” của Quang Đại Viết ở nhà sáng tác Tam Đảo tháng 10/2010. Đăng ở báo Văn Nghệ số 24, ra ngày 16 – 17/6/2012.
- Bài thơ “Chia tay miền đèo cao” của Trịnh Kim Hiền, theo tác giả cho biết là đã sáng tác cách đây 7 năm. Mới giới thiệu lần đầu trong tập thơ “Yêu như nút lạt” NXB Văn hóa dân tộc- 2011.

 CHÚNG TÔI SẼ ĐĂNG CÁC Ý KIẾN TRAO ĐỔI Ở DƯỚI HAI BÀI THƠ, LẦN LƯỢT TỪ TRƯỚC ĐẾN SAU.


ĐÃ CÓ CÁC Ý KIẾN CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI, CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN, NHÀ THƠ ĐOÀN THỊ TẢO, NHÀ THƠ LÂM XUÂN VI. NGÀI JAMES BIRD TÙY VIÊN ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAM, NHÀ VĂN PHẠM THUẬN THÀNH, TÔ HOÀN.


Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

bão đêm






Đoàn Thị Tảo
BÃO  ĐÊM 
                       Bão gì thì cũng là bão, một đặc trưng cho sức mạnh tàn phá dữ dội . Bão ngày đã vậy, huống chi lại là bão đêm .Sợ làm sao, nhất lại là có một mình, lại là phụ nữ luống tuổi, cô đơn chiếc bóng mỏng manh. Đã bao ngày mơ ướccó được một bờ vai vững chắc để sẻ chia trong cơn giông bão mà lại là...
                                                                     


                                       Biển động !  
                                                 Vọng từ xa
                                                 Tiếng gió, tiếng sóng
                                                 Ùa vào nhà 
                                                 Nhà rộng ra, chống chếnh 

                                                 Ước gì có anh bên cạnh 

                                                 Gió cuồng 
                                                 Bẻ cành, vặt lá 
                                                 Mưa đập cửa 
                                                 Lúc bên tây, lúc bên đông 

                                                 Em gọi anh, anh có nghe thấy không 

                                                 Bình minh 
                                                 Biển chết lặng 
                                                 Bơ phờ xơ xác
                                                 Qua cơn bão đêm

                                                 Mắt quầng, tóc bạc 

                                                                            Đồ sơn cơn bão đầu mùa
                                                                                       Đoàn Thị Tảo

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

ĐÂU PHẢI TẠI NGUYỄN ĐỒNG


ĐÂU PHẢI TẠI NGUYỄN ĐỒNG



Vào ngày 11.9. 2012. Hội nghị nhà văn ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã diễn ra tại TP.Đà Nẵng đồng thời với lễ trao Giải thưởng văn học sông Mê Kông lần thứ 4.

15 tác giả được giải đồng hạng 20 triệu đồng

Các tác giả Việt Nam được giải gồm:  

Tô Đức Chiêu (tác phẩm Ngài là sĩ quan của Coongle), Kiều Vượng (Vùng trời thủng), Trần Thị Thắng (Tháng không ngày), Bùi Thanh Minh (Bên dòng sông mê), Hà Đình Cẩn (Thượng Lào ký sự)
Hội nghị cũng trao bằng khen cùng tiền thưởng (10 triệu đồng/người) cho các nhà văn Bùi Bình Thi, Nguyễn Đức Mậu và cố nhà thơ Hoàng Minh Nhân về đóng góp cho văn học ba nước.
Như vậy, trường ca MẶT TRỜI TRẮNG  của nhà thơ Anh Vũ không được giải gì. 
Sự đón lõng không thành của một người đi đơm cá là chuyện bình thường...
Ấy thế mà ở Bắc Giang đã xôn xao bàn tán và đổ tội cho bài viết của Nguyễn Đồng là thủ phạm khiến MẶT TRỜI TRẮNG trượt vỏ chuối.
SÔNG LỤC cúi xin bà con Bắc giang nghĩ lại. Hãy tin cái anh Nguyễn Đồng chỉ là thứ tép diu. Làm gì chỉ đạo được mấy ông bà giám khảo tầm cỡ quốc tế?
Tất nhiên giải khu vực thì cũng là ta chấm cho ta. Thế nhưng, chúng ta nên tin vào ban giám khảo của hội nhà văn Việt Nam. 
Và chắc chắn là MẶT TRỜI TRẮNG  không xứng được giải thì người ta mới không trao giải.
Đâu phải tại Nguyễn Đồng?
                                      NBSL

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

PHẠM THUẬN THÀNH VỚI THƠ































NGUYỄN VĂN CHƯƠNG 


PHẠM THUẬN THÀNH VỚI THƠ
(Đọc tập thơ Thiên Thai, NXB VHDT 2012)


   Năm nay (2012) Phạm Thuận Thành có hai niềm vui lớn. Vợ chồng anh vừa khánh thành cái nhà tây hai tầng khang trang. Ngôi nhà cũ ba gian gỗ lim vuông thành sắc cạnh có hiên vững chãi anh để làm nhà thờ vì anh là con trưởng, cũng là nơi tiếp khách. Ở đây có tủ sách, máy tính, nơi anh sáng tác và lang thang mạng. Chỉ mấy sào ruộng khoán và cây bút bi mà anh xây được đến hai nhà lầu. Nhà lầu để ở và nhà lầu tác phẩm. Sách anh ra sòn sòn, có năm đến ba đầu sách. Ai thế nào không biết chứ riêng tôi thì bái phục, ngả mũ kính chào đại ca!
   Lâu nay bạn đọc cả nước đã quen biết truyện ngắn, tiểu thuyết, khảo luận lịch sử và văn hóa của Phạm Thuận Thành. Về thơ anh xuất hiện còn ít song đã đôi ba lần đoạt giải thơ nơi này nơi khác. Qua thử sức đua tài ở các cuộc thi anh tự tin hơn.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

MAT TROI TRANG



MẶT TRỜI 
TRẮNG...
TRÊN 
SA MẠC
(ĐỌC TRƯỜNG CA MẶT TRỜI TRẮNG CỦA ANH VŨ)

                                                  Nguyễn Đồng


Đó là tên một bộ phim của Liên Xô cách đây khoảng nửa thế kỷ. Còn trường ca MẶT TRỜI TRẮNG (Nhà xuất bản hội nhà văn)của nhà thơ Anh Vũ thì mới ra lò năm 2012 này.

Nhà thơ Anh Vũ, tên thật là Vũ Công Ứng. Sinh năm 1943. Quê Từ Sơn, Bắc Ninh. Hiện sống ở thôn Tân Mới, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng có những tập thơ như “Đôi mươi quan họ”, Vệt chân chim", "Gốc còn"... được bạn đọc trong tỉnh Bắc Giang đánh giá cao. Ông được người trong tỉnh coi như một tài thơ. Từng là “cây đa cây đề” trong làng thơ Bắc Giang.
Nhà thơ Anh Vũ cũng đã từng sáng tác một trường ca có tên là “ Lòng chảo khác” vào năm 2009 nhằm vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Trường ca này được giải.
 Lần này, cứ như là “ Quen mui bén mùi ăn mãi” ông lại viết một trường ca nữa để phục kích 50 năm kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Lào. Ý tưởng của trường ca này là ca ngợi nước Lào và tình hữu nghị Việt - Lào qua hình ảnh của anh hùng Trần Ngọc Phương, hiện là chủ tịch hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Bắc Giang. Trường ca ấy chính là MẶT TRỜI TRẮNG.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

người chết đầu thai


“Người chết đầu thai” náo loạn đất Hòa Bình

Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu  (Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.
Trưởng phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ tỉnh Hoà Bình), ông Nguyễn Trường Sơn xác nhận: “Những trường hợp người dân gọi là đầu thai ở huyện Mai Châu là có thật...".


“Kiếp trước cháu là con trai”
Hà Thị Mai Anh (SN 1995, hiện đang học lớp 9, trường phổ thông cơ sở thị trấn Mai Châu), con gái duy nhất của anh Hà Văn Bái và chị Hà Thị Tý là một trường hợp như thế. Anh Bái cho biết, vợ chồng anh lấy nhau từ năm 1990 nhưng hiếm muộn, mãi 5 năm sau mới sinh được Mai Anh. Từ lúc mới sinh cho tới khi cháu 4 tuổi, mọi biểu hiện cũng bình thường như những đứa trẻ khác và vì chỉ có một mình con nên đi đâu vợ chồng cũng cho con đi cùng.
Trong một lần đi dự đám cưới một người quen tại bản Nhót (xã Nà Mèo là xã kế bên), vợ chồng anh bận giúp chủ nhà làm cỗ nên gửi cháu cho mọi người trông giúp. Khi công việc đã xong, anh quay ra tìm thì thấy cô con gái của anh đang lẵng nhẵng theo một phụ nữ tầm tuổi vợ anh khóc mếu “Mẹ ơi”.