Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012



NGƯỜI ĐÀN BÀ KHOÁC TẤM VOAN MỎNG


                        TRUYỆN NGẮN:  Quang Đại

 Có câu thành ngữ của một dân tộc nào đó nói rằng: " Mọi chuyện bắt đầu từ đàn bà". Nh­ưng xin đừng nghĩ: " Mọi chuyện bắt đầu từ cái mu rùa" là dị bản của câu thành ngữ ở trên. Câu này mới xuất hiện gần đây ở làng Chồi rồi loang ra khắp tỉnh Hoà Giang này. Vâng! Mọi chuyện bắt đầu từ cái mu rùa…
Mu rùa chính là gò Quy Sơn ở phía sau làng Chồi. Xư­a nay vốn là chốn yên bình. nơi chỉ dành để cho lũ trẻ đến chăn trâu và thả diều. Ng­ười ta gọi là gò chứ thực ra đó là một hòn núi khá cao, hình con rùa với cái mu vổng lên, nổi bật trên nền trời. Con rùa khổng lồ này có cái cổ dài như­ cổ rắn, đầu ngoẹo vào phía trong làng. Lạ một nỗi: mu rùa thì bằng đất, cổ và đầu lại bằng đá, nhẽ ra phải là ngư­ợc lại. Trên đỉnh mu rùa mọc một cây cổ thụ khá lớn đã rỗng ruột, có lẽ thuộc họ hàng nhà đa, không biết là loại đa gì. Thế nh­ưng, có một ông nhà văn vốn cũng ngư­ời sinh ra ở làng Chồi đã gọi phéng nó là cây dùa. Ông ta viết hẳn một bài tuỳ bút nói dông dài về "cây dùa làng Chồi". Ấy thế mà thành tên cho cái cây ấy thật. Bây giờ xa gần ngư­ời ta vẫn gọi đó là cây dùa. "Dùa" chứ không phải "Rùa", khác nhau mỗi cái uốn l­ưỡi. D­ưới gốc cây dùa là một cụm đá lô xô, trông xa cứ như­ những cái gai lởm chởm trên l­ưng khủng long.

Câu chuyện xảy ra vào một buổi chiều tà đầu thu. Trên đỉnh Quy Sơn, ở cụm đá lô xô d­ới gốc cây dùa bỗng xuất hiện một ngư­ời đàn bà. Chẳng hiểu chị ta ở đâu đến? Đến từ bao giờ? Chị ta ăn mặc chỉ khác bà Ê - va mỗi tấm khăn voan mỏng khoác trùm lên tấm thân. Tấm voan mỏng như­ tơ nhện đư­ơng nhiên là không phải để che kín hết mọi đư­ờng cong nét l­ượn trên cơ thể thanh xuân của chị ta, nh­ưng nó lại có tác dụng trùm phủ đi những gì dung tục. Ng­ười đàn bà với dáng hình đẹp như­ một ng­ười mẫu hoặc một vũ nữ Ba - lê. Chị ta đến ngồi lặng phắc trên phiến đá. Hai tay như­ đang ôm con trong lòng. "Con" của chị ta là một chiếc lá úa có màu đỏ da cam, không biết đó là lá gì? Ng­ười đàn bà ngoẹo đầu về phía chiếc lá, dịu dàng như­ là đang hát nựng con bằng những lời ru. Dư­ờng như chị ta không cất thành lời, ng­ười ta chỉ nhìn thấy một làn điệu ru con nào đó qua cái dáng âu yếm của chị ta với "đứa con lá" của mình. Rất có thể ngư­ời đàn bà cũng đang hát ru bằng lời, như­ng âm thanh ở cung bậc quá trầm, trầm đến nỗi đông đặc lại trong không gian…Ng­ười đàn bà cứ ngồi lặng yên ở một tư­ thế như­ vậy ở trên đỉnh gò cao, trông chẳng khác gì một pho t­ượng nữ thần với những đ­ường cong huyền diệu in trên nền trời chiều. Đứng ở d­ưới chân gò nhìn lên, ng­ười ta thấy tấm voan mỏng bay uốn éo, mờ ảo , lấp lánh ánh hoàng hôn như­ thực, như­ hư­…
Cũng thấy bảo có ai đó đã tò mò leo đến gần chỗ người đàn bà rồi tả lại rằng: tấm voan ấy mỏng lắm. Mỏng như­ không khí, như­ chẳng có gì. Toàn bộ cơ thể đẹp mê hồn của chị ta lồ lộ hiện ra: từ cặp vú tròn trịa, nõn nà với hai đầu vú nhỏ nhắn, đỏ hồng. Cái cổ trắng ngần với những nét ngấn thanh tao. Cái eo thiên thần và cặp đùi thon đẹp cùng những bóng dáng ẩn hiện, lấp loáng d­ới những nếp voan…Rất có thể đây đúng là một nghệ sĩ Ba - lê hay diễn viên múa ở một đoàn nghệ thuật nào đó nên mọi dáng nét của chị ta từ đư­ờng uốn thân hình đến vẻ cong của những ngón tay đều như­ gợi thành vần điệu.
Chị ta đang điên hay đang mơ mộng? Chị ta ôm chiếc lá hay đang ôm đứa con màu da cam của mình? Chị ta đang ôm một nỗi đau hay đang ôm một niềm hạnh phúc? Hay là chị ta đang ôm ấp trái tim cong queo của mình và ru trong gió ngàn…?

ĐỒI THÔNG HAI MỘ




Truyện thơ: TÙNG GIAMG
ĐỒI THÔNG HAI MỘ là một truyện thơ đã thất truyền . Hiện trong tất cả các thư viện đều không còn lưu trữ. Bản này là bản truyền miệng. Được ghi lại theo trí nhớ của một cụ bà, còn thiếu một đoạn nhỏ. Văn bản có thể còn nhiều chỗ sai sót. Tuy nhiên cũng là rất quý khi sưu tầm được ngần này. SÔNG LỤC xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!



001 Anh Đinh Lăng giờ đây đâu nhỉ?
Anh của em yêu quí nhất đời
Anh đi mù mịt xa khơi
Phượng hoàng tung cánh phương trời mãi bay

005 Nỗi niềm em anh hay chăng nhỉ
Vẫn chờ anh bóng lẻ phòng không
Xa trông mây nước mịt mùng
Lệ sầu thấm ố chăn hồng đêm đông

009 Chí ngang dọc non sông nghĩa vụ
Nợ cao dày vũ trụ tang bồng
Tuy chưa pháo nổ rượu nồng
Tuy chưa chăn gối vợ chồng như ai

013 Nhưng một buổi sớm mai em nhớ
Một sớm thu mưa gió âm thầm
Đồi thông gắn bó sắt cầm
Đồi thông tiễn biệt lệ đầm áo xanh

017 Ngồi bên anh em anh kết nguyện
Nghĩa trăm năm giữ vẹn lời thề
Chờ anh cho đến ngày về
Em chờ anh đợi không hề đổi thay

021 Mười bảy xuân dù hay dù dở
Trông vào anh muôn thuở cậy nhờ
Xa anh em chẳng còn ngờ
Xa em anh chẳng hững hờ đơn sai

025 Anh bốn bể tương lai hứa hẹn
Em ở nhà giữ vẹn hồn trinh
Núi cao đồng rộng chứng minh
Em nguyền chỉ có một anh là chồng


Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

NGƯỜI MỸ ĐẾN NHÀ


NGƯỜI MỸ ĐẾN NHÀ
                                                                           BÚT KÝ:Nguyễn Đồng
     ( Lưu ý: Ngày tháng ghi trong các bức ảnh không đúng do cài đặt nhầm)


  
I. CHÁU GÁI ĐƯA MỸ VỀ NHÀ
James và Diệp Thùy

 Người Mỹ đến nhà đâu phải là chuyện lạ. Tôi có anh bạn người ở làng cổ Đường Lâm. Mỹ đến nhà anh ấy luôn luôn. Có khi, họ còn kéo vào nhà anh cả đoàn tới mấy chục người, sì sồ, chỉ chỏ nọ kia lung tung khắp mọi nơi. Thậm chí, có mấy người Mỹ còn vần vò những chum tương nhà anh, mở nắp ra, nhúng tay vào trong nước tương, đưa lên miệng mút thử rồi cười hô hô...
Vâng! Người Mỹ đến nhà giờ đây đâu phải chuyện lạ. Vào hôm mồng Tám tết Canh Dần vừa rồi. Cũng có một người Mỹ đã ghé thăm nhà tôi. Đó là ngài James Bird, Tùy viên y tế Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

James là bạn của Diệp Thùy, cháu gái tôi, hiện đang bán vé máy bay tại lãnh sứ quán Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh. Diệp Thùy và James mới chỉ quen nhau cách đây chừng 3 tháng.
Lần ấy, ngài tùy viên y tế của Đại sứ quán Mỹ có chuyến công tác từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh. Vừa vào đến lãnh sứ quán Mỹ thì James gặp ngay lúc Diệp Thùy  đang đau đớn, quằn quại kêu rên do bị chứng ngộ độc thức ăn rất nặng. Là một  bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong điều trị nên James đã lập tức sơ cứu kịp thời rồi chở ngay cháu tôi vào bệnh viện. Với trách nhiệm của một tùy viên y tế, James đã ở lại để trực tiếp theo dõi bệnh tình, cùng các đồng nghiệp Việt Nam tham gia điều trị cho đến khi Diệp Thùy khỏi bệnh và ra viện...thời gian đó khoảng gần chục ngày.
Diệp Thùy vô cùng cảm ơn sự chăm sóc tận tình của James. Còn ngài tùy viên y tế của Đại sứ quán Mỹ lại hết sức khâm phục khả năng Anh ngữ của Diệp Thùy. Họ quý mến nhau, trở nên hai người bạn thân từ đó. Diệp Thùy muốn đưa người bạn Mỹ của mình về thăm nhà,  thăm quê để tỏ lòng biết ơn.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Truyện ngắn Đoàn Lê

  
           

  
                                 
             Đoàn Lê

    Ba chữ đại tự sơn đen Triều phục thôn vẫn được giữ y nguyên trên cổng làng tới tận giờ. Ra điều xưa kia ở đây có ối quan, phấp phới đường thôn toàn phẩm phục triều đình, chứ không phải loại quần áo giô- kề hàng thùng nhà chúng bay, nói cho mà biết! Thế nhưng con Khờ dám đung đưa háng với bộ váy xẻ ngược, xẻ xuôi, để lộ đến tận khúc đùi nõn nà, đập cửa ô tô đánh sầm, rồi điềm nhiên lắc mông đi vào làng. Cứ hệt như con Khờ nhón váy bằng hai ngón tay cong cong kiểu cách, chiếu cố bước qua vòm cổng thiêng liêng của xóm Chùa ông. Cha con đĩ, thôn triều phục nó coi chẳng khác cửa hàng Karaôkê nhà nó à!
  

Thơ Vương Đình Khánh



Nhà thơ Vương đình khánh



 




Thơ Vương Đình Khánh

(Trích trong tập Chiều vín đổ bóng em, NXB Hội Nhà văn 2011)




Đơn côi

Vọng từ xa hoang
Tiếng nỉ non
Về cơn mưa bỏ đi
Mặc đất cằn cỏ úa.

Đêm hè
Gió còng khô
Liếm sao trời vẫn khát
Ta rơi rơi
Không nơi ẩn mình.

Ta muốn làm cánh chim
Ta muốn làm tăm cá
Không muốn làn thời gian
Đơn côi như số phận.

NBSL VÀ BẠN BÈ


CUỘC CHƠI BÊN BỜ SÔNG LỤC
              

       Nhóm Bút Sông Lục được hình thành từ năm 2002 do khởi xướng của nhà văn Trịnh Thạch Linh, nhà thơ Kim Ô, nhà thơ Tân Quảng, nhà thơ Trịnh Kim Hiền, nhà văn Văn Thành và họa sĩ Quang Đại. Nhóm bút ban đầu có 6 người. Nhưng đến năm 2003 có thêm Trần Hồng Minh, Thái Triển, Đoàn Nguyên, Nguyệt Nga, Nhật Lệ. Những năm sau đó có cụ Lưu Văn Thư, Đoàn Thị Tảo và Phạm Thuận Thành tham gia. 

Chuyến đi thăm Đoàn Tảo và Đoàn Lê. Từ phải sang trái:Trịnh Kim Hiền, 
Kim Ô, Trịnh Thạch Linh, Đoàn Lê, Nguyệt Nga, Lưu Văn Thư , Tân quảng 
,Văn Thành. Quang Đại đứng sau.

Đoàn Thị Tảo không sinh ra và làm việc trực tiếp ở miền quê sông Lục. Nhưng chị đã gắn bó với nơi đây như hình với bóng. Chị thường xuyên qua lại cùng bạn bè văn chương ở bên bờ sông Lục nên đã quyết định nhập nhóm bút.


Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

CHỢ CHÀNG THỦA ẤY.





NGUYỄN PHAN HÁCH
  Chợ Tràng thuở ấy



Nhà thơ Nguyễn Phan Hách



LỜI BAN BIÊN TẬP:  Nhà thơ Nguyễn Phan Hách vốn là một giáo viên dạy văn. Từng công tác tại nhiều trường phổ thông tại huyện Lục Nam trong hàng chục năm trời. Dòng sông Lục gắn với cuộc dời ông như một định mệnh. Từ thơ , văn... cho đến tình yêu đầu đời và mãi mãi... ông đều dành cho miền đất mà suốt tuổi hoa niên ông sống và yêu thương. Nguyễn Phan Hách là bạn đồng nghiệp và ban thơ của nhà thơ Kim Ô. Là thày dạy của Quang Đại tại trường cấp II Trường Sơn. Ông rất quý yêu NHÓM BÚT SÔNG LỤC.  SÔNG LỤC xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ mới nhất của ông viết về miền quê sônbg Lục thân thương.
                                                                                                                                                                           
NBSL


Chợ Tràng một tháng sáu phiên
Ai về Tràng Trũ với em thì về
Thuyền đinh đậu bến sông quê
Áp phiên tấp nập bốn bề đuốc giăng
Mật rừng hương lá thơm lừng
Mây song níu buộc chút tình núi non
Nâu rừng nhuộm áo lòng son
Đọt măng đắng ngọt vị còn trên môi
Nứa tre bè mảng về xuôi
Chợ phiên Tràng  Trũ người vui hẹn người
Soong hao câu hát tiếng cười
Quà rừng em gửi cho tôi mang về
Tình người thiếu nữ sơn khê
Xa xăm mây núi, suối khe dâng tràn
Chợ Tràng tôi bước lang thang
Tay cầm bầu rượu nắm nem, quên về
Chợ Tràng bán nỗi buồn quê
Tiền trinh dải yếm em mua lá rừng
Để anh mua nốt dòng sông
Nón nghiêng vục nước uống cùng với nhau
Núi Huyền Đinh bóng lao xao
Soi dòng sông Lục dạt dào biếc xanh
Trên môi hương núi vị sông
Chợ Tràng thuở ấy ta cùng nhớ thương.
N.P.H
15/1/2012

                                                                         


Có một sân thơ của tuổi trẻ....




THƠ TRẺ 3600!...

QUẦN BÒ ÁO BÀ BA.

QUANG ĐẠI
      
Quang Đại trên bờ Thiên Quang Tỉnh( trong  "Ngày thơViệt Nam " 2009

Lễ đài của "NGÀY THƠ VIỆT NAM 2009" được dựng lên trước cửa nhà Đại Bái ( Văn Miếu-Quốc Tử Giám). Theo như lời một người bạn của tôi thì mấy năm lại đây, NGÀY THƠ VIỆT NAM ngoài sân thơ chính thức, vẫn quen gọi là "sân thơ già" ở trước nhà Đại Bái này ra, thì còn có một "sân thơ trẻ" được tổ chức riêng ở khu sân nhà Thái Học phía sau. Tôi mới đi dự ngày thơ lần đầu nên rất muốn được chứng kiến lễ thả thơ và rất nhiều tiết mục vô cùng hấp dẫn tại "sân thơ già". Nhưng tôi đã vấp phải một nỗi hiếu kỳ khi vô tình thấy mấy nhà thơ cao tuổi hất cằm vào phía dãy nhà sau, thì thào to nhỏ với nhau, xem ra không mấy thiện ý lắm với "sân thơ trẻ".  Theo như các ông, các bà đang thì thào nhỏ to ấy thì trong đó chỉ là "thơ phồn thực", thơ sexy bạo liệt của những nữ quái thời thượng... thơ "mở khuy"... và cả thơ "nắm đấm" nữa. Tôi cũng có biết về những mâu thuẫn trẻ - già trong làng thơ Việt Nam gần đây. Nghe bảo, mâu thuẫn "to" đến mức có một nhà thơ già là bố đẻ một nhà thơ trẻ hẳn hoi đã phải viết một bài thơ gửi con rất chi là bi ai, nói về chuyện ông không nhận ra... con của mình.  Người ta còn đồn rằng: thơ trẻ và thơ già có lúc như ... ở hai "phe".

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

TỐI DẠ



                                                                                                         



                                                                      TRUYỆN NGẮN NGẮN: Phạm Tiểu Thư
                                        

   Từ nhỏ lão Chân Lấm đã được phong chức tối dạ. Một điều đơn giản nói cho lão dăm bảy bận lão vẫn chưa nghe thủng. Tỉ như trước khi ăn cơm phải rửa tay. Lão không thể hiểu nổi cái sự phải ấy. Thích thì rửa, không thích thì không rửa. Ai thấy cần thì cứ rửa, ai không cần thì không rửa. Sạch như bác sĩ mà ai cũng ốm o gầy còm. Bẩn như Thỉnh (người bị bệnh dở hơi) chợ Chằm vẫn to khoẻ lạ thường. Người ta bực mình bảo cái thằng tối dạ thế là cùng. Đi học còn nhiều điều khó hiểu hơn nữa. Toán học mà lại có tiên đề. Tiên đề có một điểm tựa đủ vững, một đòn bẩy đủ dài đủ cứng tôi sẽ bẩy tung quả đất lên. Nhưng lên đâu? Cả bầu trời chỗ nào cũng là khoảng không như nhau thì bẩy quả đất lên là lên đâu. Thầy không thèm trả lời hệ thống câu hỏi của trò tối dạ nên lão Chân Lấm không thể học nổi bài vì đơn giản là chưa hiểu bài. Thế mà lão cứ ì ạch kéo cày hết được cấp 3 (nay gọi là Trung học phổ thông) trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Rồi về làm ruộng. Tối dạ chả bận đến ai nếu như không muốn nói nhiều người còn thích cái tính thiên lôi chỉ đâu đánh đấy của lão. Hợp tác lấy lão ra làm dân quân, rồi sung vào đội 813. Lão đã làm là y lệnh, thẳng tay với tất cả mọi người không chừa một ai. Hôm qua anh làm lãnh đạo tôi kính trọng, tôi nghe anh, làm theo lệnh của anh răm rắp. Hôm nay anh là kẻ có tội tôi cứ trói gô anh lại giải về trụ sở 813 để trên giải quyết. Năm nào lão cũng là chiến sĩ thi đua (cho thì nhận chứ lão có thèm thi đua với ai đâu) nhưng mọt kiếp lão không lên được chức vì khi xét nguồn người ta lại chê lão là tối dạ, đồ thiên lôi chỉ đâu đánh đấy.
   Đến hồi lấy vợ sự tối dạ lại một lần nữa được việc, nếu không dễ lão ế vợ mất. Bà mối sang nhà Tay Bùn thẽ thọt các ưu điểm của Chân Lấm, nào là người thật thà chất phác, biết thương yêu vợ con. Ai lấy được Chân Lấm thì nhẹ người, cả đời không lo phải gồng nặng gánh nhẹ. Lại còn được làm chồng người ta nữa, tha hồ nắm quyền thu chi trong nhà. Hôm hai người được thầy u Tay Bùn bố trí cho ngồi nhà ngang nói chuyện riêng, lão thấy cái cối giã gạo bằng gỗ lim to nặng tổ bố thì than: biết nhà cậu có cối gỗ lim thì ngày nào tớ cũng sang giã gạo, cối này giã đằm phải biết, tớ dận một thôi là gạo trắng như bông liền. Bao năm Tay Bùn khổ vì chuyện xay giã giần sàng, nhất là cái cối quá nặng này, nay nghe lão Chân Lấm nói vậy thì mở cờ trong bụng quyết lấy bằng được lão làm chồng, ai bảo lão chỉ có mỗi ưu điểm giã khoẻ cối khoẻ.
   Vậy mà bây giờ cái sự tối dạ của lão lại bị vợ cằn nhằn lên bờ xuống ruộng. Mặc, chưa nghe thủng là lão chưa gật. Lão chưa gật thì vợ đành chịu bó tay. Chả là cả làng đã ừ bán hết ruộng để làm công nghiệp, nhà nào cũng nhận hàng gánh tiền về chuẩn bị xây nhà chọc trời. Nhà lão tứ đời kiểu rùa tùm hụp, vợ lão sốt tiết làm nhà không mái lắm rồi. Cả đời bám ruộng chắt bóp lắm chỉ đủ ăn là may. Thời hợp tác xã viên là chủ, ruộng mênh mông bát ngát cò bay mỏi cánh không thấy bờ vẫn thiếu ăn quanh năm. Thời đổi mới nghe lãnh đạo phân tích tỉ trọng nông nghiệp càng cao càng tụt hậu mới vỡ lẽ. Mồi chài mãi, trải thảm mãi mới có công nghiệp chịu về lấy ruộng thì lão tối dạ lại không ừ. Lão bảo đã có kinh nghiệm sợ giàu lắm rồi. Thời cải cách ông nội lão chín năm là chủ tịch kháng chiến mà bị đòm tại bờ ruộng của nhà vì tội địa chủ giàu quá. Còn ông ngoại cũng chín năm kháng chiến là chủ tịch Liên Việt giàu vừa nên chỉ bị đi tù ở Bá Vân thôi. Thời ấy giàu là có tội bị đòm, sợ lắm. Bây giờ khuyến khích giàu thì nghèo là có tội sao không đòm nghèo đi. Nếu nghèo bị đòm thì lão ừ liền. Chỉ sợ nay mai chính sách mới không thích giàu nữa thì sao. Tay Bùn giải thích mãi về xu thế thời đại người ta không đòm giàu nữa lão mới có vẻ nghe ra. Nhưng lão lại viện cớ cả nhà truyền đời chỉ làm nông nghiệp, nay sang làm công nghiệp thì biết làm gì để sinh sống. Công nghiệp đến mấy cũng phải sống bằng cơm gạo. Có ruộng là có cơm gạo lão chẳng sợ đói, chẳng phải nịnh nọt nhờ vả bố con thằng nào. Nghìn đời qua cha ông đã sống, nghìn đời sau con cháu vẫn sống được trên mảnh ruộng này. Bây giờ bán theo khung giá quy định, sau này mua theo khung giá nào hay tấc đất tấc vàng, rồi lại bồng bế nhau lên non mà ở. Bị vợ chê là tối dạ, lần đầu tiên trong đời lão vặc lại: Có bà tối dạ thì có ấy!


                                                                          Phạm Tiểu Thư
                                               Thường Vũ – An Bình – Thuận Thành – Bắc Ninh
                                                                 02413.782.109  - 0168.5300.803

Có một cô gái làm thơ tên là Hưng Hấp...


NÀNG THƠ DƯỚI CHÂN NÚI LA SA




Bót ký cña : Nguyễn Đồng

Nàng thơ Nông Thị Hưng (Ký họa: Quang Đại)
    Núi ấy là núi La Sa, cái tên nghe thật lạ tai. Theo tiếng Việt thì la sa có lẽ…vô nghĩa. Người ta đã gọi quả núi này theo một thổ ngữ nào đó chăng? Tuy nhiên, La Sa chỉ là một quả núi bình thường như bao quả núi khác ở vùng Yên Thế này. Vâng! Một quả núi bình thường, dưới chân nó cũng có một ngôi nhà tường đắp bằng đất núi rất bình thường. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ngôi nhà dưới chân núi La Sa lại không có… một nàng thơ.

Nàng thơ đó tên là Nông Thị Hưng.
Tôi cũng chẳng nhớ nguyên cớ tại làm sao mà tôi lại cất công lặn lội đi tìm bằng được tác giả của một bài thơ đăng trên tạp chí “SÔNG THƯƠNG”. Một bài thơ có lẽ cũng không đến nỗi xuất sắc cho lắm. Nếu như đây là bài thơ của một tác giả oai hùng, lừng lấy tiếng tăm thì chẳng nói làm gì! Đằng này, theo như tôi được biết thì đây lại là bài thơ đầu tay của một cô gái người dân tộc thiểu số đang làm ruộng, làm nương, trồng màu…dưới chân núi La Sa. Bài thơ của Nông Thị Hưng chỉ vẻn vẹn:

Người miền núi

Người miền núi
Chân quen đi đất
Thắt phẻn dao,
 ăn sương uống nắng

 Người miền núi
 Lời nói chắc như gỗ lim
Thẳng như cung đã bắn

Người miền núi
Gặp người không hỏi
Uống một mình không uống
Đi một mình không đi

Ta là người miền núi
Cái mày à!


Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Đợi bóng

MỐI TÌNH SẮT SON
          CỦA NGƯỜI “ĐỢI BÓNG”


 Đợi bóng

Em là bóng nắng mau qua
Sao tôi mãi tựa gốc đa đợi chờ
Em là mây rủ lững lờ
Để tôi hi vọng bến bờ đẩu đâu

Cau non chẳng thắm cùng trầu
Thẹn lòng vun xới mặc cau quá thì
Em dù dứt áo ra đi
Tôi còn đợi bóng
 nhỡ khi em về.
                                                                 Nguyễn Bá Binh
                                     (Bài in trên tạp chí Người Kinh Bắc quý 2/2010)

Đi về phia dã tràng xe cát

Đi về phía dã tràng xe cát

     Bút ký của: Nguyệt Nga
   (thành viên Nhóm Bút Sông Lục



Chân dung tự họa
( Tranh sơn dầu của Đoàn Lê)


Tôi có một người chị đang sống ở bên bờ biển Đông. Ch ấy đang mê mải bán cát cho lũ Dã Tràng…
 Có một đôi lần, chị xếp công việc bán cát bận rộn của mình lại, ngược dòng sông Lục mà lên thăm chúng tôi. Chị đã nhiều lần gặp gỡ cả Nhóm Bút Sông Lục rồi kết bạn tâm giao. Sau khi trở về với biển, chị lại đến với rừng, trong hành trang mang theo có cả những câu thơ ám ảnh hồn người:"Chán chồng ra biển bán hàng/ Biển bao nhiêu cát dã tràng cũng mua", hay là: "Tôi cô đơn nhất hành tinh/ Thế gian thừa đúng một mình tôi thôi!". Một lần, khi ngủ đêm ở thượng nguồn sông Lục, thao thức trong lán nứa giữa rừng, bất ngời, chị có được câu thơ: “Vén chăn đắp tiếng thở dài...".
  Chị là ĐoànThị Tảo. Tác giả bài thơ “Chị tôi” được phổ nhạc mà ca sỹ Mỹ Linh đã hát trong phim “Người Hà Nội”. Chị Tảo Quý tôi, gắn bó với những bạn văn chương của mình ở bên bờ sông Lục đến nỗi dù đang mắc bệnh hiểm nghèo, chị vẫn lặn lội từ biển lên ngàn. Chị đến và đi, để lại trong chúng tôi tình thương mến và nỗi nhớ nhung da diết. Nhóm Sông Lục đã tổ chức một chuyến đi thăm nhà chị ở thị xã Đồ Sơn.
Cả nhóm có mười một người. Ba mắc công chuyện không thể đi, bởi thế, chiếc xe mười hai chỗ ngồi dành cho 8 người thật rộng rãi, thoải mái. Chuyến lữ hành khá vui vẻ với hạt dẻ Mai Sưu, hồng Nhân Hậu, bánh đa Kế, vải thiều khô Lục Ngạn. nghĩa là có mặt hầu như đầy đủ những đặc sản của Bắc Giang. Nhưng điều quan trọng nhất là tình người. Hẳn chị Đoàn thị Tảo sẽ vui lắm, xúc động lắm khi gặp lại những người bạn của chị từ miền rừng Lục Nam. Lục Ngạn. Ở trên xe, ai trong chúng tôi cũng mường tưởng đến lúc gặp mặt. Chị sẽ ra đón chúng tôi ở đâu ? Đã lâu rồi chưa gặp nhau không hiểu bây giờ trông chị thế nào? Bệnh tiểu đường của chị đã đỡ chưa ? Chúng tôi kháo nhau, không hiểu công việc “bán cát” của tác giả "Chị tôi" bây giờ ra sao nhỉ ?
Mọi người đều nghĩ, chuyến này nhất định chúng tôi sẽ được nghe chị Tảo đọc những bài thơ mới nhất của mình, biết đâu, trong đó có cả những thi phẩm về “Nhóm Bút Sông Lục” và miền quê chúng tôi. Cả nhóm không điện trước, vì muốn dành cho chị một bất ngờ. Bởi vậy mà đến Đồ Sơn, ai nấy đều thấp thỏm…

Thơ Trịnh Kim Hiền

Thơ Trịnh Kim Hiền

(Rút một chùm từ tậpYÊU NHƯ NÚT LẠT, NXB Văn hóa Dân tộc, 2011)

Nhà thơ Trịnh Kim Hiền

CÂY THỊ ĐỀN TỪ


Biền biệt thời gian
Cây thị đềnTừ
Nuôi xanh hồn xứ sở

Người đếm tuổi cây bằng thế kỷ
Cây mải làm cây, không biết tuổi mình
Lá vấn lá hôm nay, quả vẫn quả bây giờ
Thả trong gió vẫn một mùi cơm mới

Bao nhiêu đạn bom, bao nhiêu lửa khói
Vẫn một vòm xanh điềm tĩnh, vẹn nguyên
Như chưa có những vương triều sụp đổ
Mỗi mai về lại sống buổi đầu tiên.


Kiếp tre

Nhà văn Phạm Thuận Thành
             


Kiếp tre
  Truyện ngắn của :Phạm Thuận Thành



 
   C
hủ trương chuyển dịch kinh tế thuần nông sang kinh tế dịch vụ của đảng uỷ Bình An ngày một có hiệu quả rõ ràng. ở thôn An Đồng trung tâm xã hay ở thôn An Phú cửa ngõ lên huyện không nói làm gì, ngay ở thôn An Cư hẻo lánh nhất cũng thấy rõ sự chuyển dịch nông thôn theo xu thế kinh tế thương mại dịch vụ không thể cưỡng nổi. Rõ nhất là việc chặt hạ tre. Nhưng bụi tre gai dầy, to hàng trăm gốc, từng ngăn cản xe tăng đại bác của quân Pháp, góp phần làm nên một An Cư đỏ lừng lẫy chiến công, thế mà chủ nó không thể thương được. Bóng tre bao đời trùm kín tầm nhìn tầm khôn của dân làng rồi, còn để nó trùm phủ đến bao đời nữa. Mà càng để càng mất giá vì người ta không làm nhà tre, không làm đồ dùng bằng tre, vậy chỉ để làm cọc hay làm củi thôi. ở Bình An tre bị chặt hoang hết bụi này sang bụi khác. Làng quê hết tre như người bị cạo trọc đầu, ngổ ngáo khác lạ thảm hại.Chỉ riêng trại lão Hoành tre vẫn um tùm phủ kín sự thông hiểu nghị quyết của lão. Vì thế cái tin lão Hoành ngang như cua phá tre lan nhanh từ xóm Trong ra xóm Ngoài, lên xóm Trên, về xóm Dưới. Dân làng An Cư có thời sự để bàn và luận. Mà cái món thời sự bao giờ cũng là món ngon nhất với người làng vùng sâu vùng xa luôn đói thông tin này. Ngang với ai chứ ngang sao nổi với tổ chức. Đố dám một mình chống lại nghị quyết đấy. Ô hô, thế là lô cốt cuối cùng bị đánh đổ rồi, và cây tre cuối cùng của làng cũng bị đổ nốt nhé. Ôi, quê hương ta từ nay sạch bóng lũ ăn tàn phá hại đất mẹ yêu thương để từ đây mọc lên những vườn cây sinh thái, những vườn cây ăn trái xum xuê trĩu nặng quả trên (ư ử) cành...cành. Câu cảm thán của ai đó vút lên ngân sa không còn bị luỹ tre ngăn trở, vang tận tai lão Tung ở xóm Dưới. Lão muốn đến mừng cái tay suốt đời ngang như cua may mà còn kịp thay đổi tránh khỏi cái án kỷ luật đã treo lơ lửng trên đầu. Nhưng trăm nghe không bằng một thấy, cứ là phải mục kích tận mắt đã. Lão Tung chống gậy liêu xiêu đi. Dọc đường gặp ai lão cũng hỏi Cái lão Hoành ngang như cua phá tre phỏng?. ầy dà, tôi vào chơi với lão ấy đây, chắc là giở chứng rồi. Dò dẫm đến được cổng nhà lão Hoành, lão Tung đứng dạng chân, hai tay bám chắc vào cây gậy, với thế chân kiềng vững chắc, lão hắng giọng gọi với vào nhà:
   - Lão Hoành ngang như cua có nhà không? Tung đây. Tung đến hỏi thăm có phải Hoành phá tre không đây.

Thư ngỏ gửi anh Trịnh Long Biên

Thư ngỏ gửi anh Trịnh Long Biên!

    Bút ký của Quang Đại

Họa sĩ Quang Đại

  Anh Trịnh Long Biên kính mến!

Bức thư ngỏ này đáng lẽ ra phải là: “Thư ngỏ gửi ông Trịnh Long Biên, uỷ viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Điện Biên”. Thế nhưng, anh Trịnh Long Biên ơi! Xin phép cho em được dùng cách gọi thân mật, tình cảm truyền thống, phù hợp theo lứa tuổi của người Việt Nam mình. Bởi em biết anh hơn em vài  tuổi, chúng ta là người cùng một quê ở xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Bố anh (Ông Trịnh Văn Phiên) và bố em(Ông Nguyễn Văn Quảng) vốn là hai người bạn chiến đấu thân thiết, vào sinh ra tử, sống chết có nhau từ trước Cách mạng tháng Tám và trong những năm kháng chiến chống Pháp ác liệt, gian lao. Tình bạn của hai ông đã bị chia lìa  một cách thật xót đau bằng cái chết của bố anh… cái chết mà mỗi khi nhắc lại, trong  bố em như có cục nghẹn. Ông vẫn thường ứa nước mắt, ngậm ngùi nói ngắt ra từng tiếng , bảo rằng đó là: cái– chết- chưa - được- đặt-tên.
 Có lẽ anh sẽ chẳng thể ngờ,mặc dù chưa gặp, không biết mặt anh, vậy mà từ lâu, rất lâu rồi trong lòng em vẫn ấp cứ ủ sẵn những câu hỏi để dành riêng cho anh, nhất định phải hỏi anh! Bao câu hỏi ấy lúc nào cũng cứ canh cánh trong lòng em, nhức buốt, nhói đau trong trái tim em, những câu hỏi đẫm nước mắt…

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012


CHÁO BÁNH CANH QUAN HỌ
Nguyễn Thị Minh Bắc
    

Cháo Quan họ quê tôi, còn được gọi là cháo bánh canh - một thứ cháo có vị ngon đặc biệt, khiến cho bất cứ ai, dù chỉ ăn một lần, cũng nhớ mãi không thể quên.
Mùa xuân, dịp tết hay trong ngày hội làng, hàng cháo ở chợ làng Vân, làng Thổ Hà,  thường rất đông và bán rất chạy. Một thoáng buổi sớm là đã hết. Không ít khách đến hội làng chỉ là để được thưởng thức món cháo bánh canh này. Thậm chí có người đến chậm, cháo hết, đành phải ghi vào bộ nhớ để sang năm, đến hẹn, nhớ ngày hội lại về.
Nhiều du khách ngồi ăn cháo, thường trầm trồ lời qua, tiếng lại với nhau rằng: quả là tuyệt! chẳng trách ngày xưa, vua ăn cháo xong, không đi nổi, đành phải họ lại. Vì thế dân gian mới gọi tên là cháo Quan họ chăng? Nhiều người bảo, từ bé tới giờ chưa được ăn thứ cháo mê ly như thế này bao giờ!...
Tết năm Canh Dần (2010) vừa qua, tôi cùng đi Hội làng Thổ Hà với người bạn-  chị là cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang. Bạn tôi hỏi:  không biết ở đây có món gì ngon điểm tâm sáng không? Tôi nói ngay:  món cháo! Bạn tôi bảo: - cháo thì có gì là ngon! Rất tiếc là khi đến hàng cháo, thì chỉ còn nồi không, chủ hàng đang dọn dẹp. Vậy là hết cháo, tuy lúc đó thời gian chưa muộn, bởi đám rước mới sắp sửa bắt đầu. Tôi cố diễn tả về cái ngon của cháo, nhưng vẫn không thuyết phục nổi. Chị bạn tôi còn bảo, cháo bánh canh thì chắc cũng làm bằng bột gạo, khác gì mì Chũ. Mai về, em đem mì Chũ tặng chị, mì Chũ nhà em thửa đấy, ngon lắm!.
Nghe chị bạn nói thế, tôi quyết nhờ người đặt mua bằng được một ít cái bánh canh đem về. Vẫn biết mình nấu sẽ không ngon bằng chính người Vân Hà, Thổ Hà nấu, nhưng dù sao cũng để bạn mình biết thế nào là cháo bánh canh. Chia đôi gói bánh canh cho bạn, tôi hướng dẫn cách nấu gần giống như mì Chũ, khi sợi cái bánh trong là chín, múc ra bát nhớ bỏ thêm hành và mùi tàu thái nhỏ vào.
Sáng hôm sau, không đợi tôi đến cơ quan, khi còn rất sớm, tôi đã nhận được điện thoại. Chị bạn đó gọi cho tôi, cười ròn tan và vui vẻ nói: “Em vừa thưởng thức rồi! Chả trách chị cứ gửi mua bằng được bột bánh canh. Em nào có được ăn bao giờ mà biết, nên không thể tưởng tượng được là tuyệt vời đến thế! Hôm nào chị lại gửi mua nữa đi nhé! Mua nhiều vào cho em với! Cả khách đến nhà em, ai cũng khen ngon. Đấy là em còn nấu vụng”!.
Đến cơ quan gặp nhau, chị bạn tôi vẫn xuýt xoa với cảm giác về món cháo Quan họ và tự trào mình về cách so sánh buồn cười kia, rằng Chũ bánh canh? Rồi bạn tôi lại hỏi: Chị ơi! Sợi bánh canh ấy họ làm bằng bột gì mà ngon lạ thế? Nghe rồi sửng sốt, bạn tôi không tin nổi, khi biết sợi bột bánh canh được làm bằng gạo tẻ. Sợi bánh canh dẻo dai, thơm ngon là do bàn tay khéo léo, chịu thương chịu khó của người dân quê chế biến ra. Mỗi sợi dẻo dai kia như thấm đượm, quyện chặt bao tình người, hồn quê, của nhiều kiếp đời, trải dài qua năm tháng, qui tụ nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Quan họ.
Cách chế biến sợi bánh canh, tuy không khó, nhưng hơi cầu kì, tốn công, và cũng tốn không ít thời gian. Bắt đầu là khâu ngâm gạo trong nước. Phải sau thời gian khoảng vài ba tiếng đồng hồ thì mới cho ra cối xay bột nước. Xay xong, bột nước được đổ vào khăn, hoặc túi lọc, đến khi róc nước, bột se khô thì đem nắm lại, thả vào nồi nước luộc. Chỉ cần đun vừa chín tái là vớt ra, cho ngay vào cối giã. Giã cho quánh, lại nắm bột, rồi cho vào nồi luộc lần thứ hai. Khi nước vừa sôi, lại vớt bột ra cho vào cối giã, và lại nắm bột cho luộc tiếp lần nữa. Lần thứ 3 vớt bột ra, cũng cho ngay vào cối giã, sau đó nắm bột đặt lên mặt thớt, rồi lấy ống tròn lăn, cán mỏng một lớp và lấy dao thái thành sợi bánh canh này.
Công đoạn làm bột hơi cầu kì, với sự lặp đi lặp lại của nhiều lần luộc luộc, giã giã, càng chứng tỏ sự khéo léo, chịu thương chịu khó đáng quý của các mẹ, các chị vùng quê Kinh Bắc. Tuy việc làm bột có vất vả, nhưng khi nấu lại rất đơn giản. Chỉ cần đun nước dùng sôi, thả bánh canh vào, lấy đũa hơi nâng khua nhẹ đến khi cái bánh canh trong là được. Sở dĩ phải dùng đũa nâng khuấy nhẹ sợi bánh lên, cho đến lúc chin, là để sợi bánh không bị vón dính vào nhau, cho nồi không bị cháy.  
Nói là việc nấu đơn giản, nhưng vị ngon phụ thuộc vào nước dùng. Nước dùng phải là nước xương ninh, hoặc thịt nạc xay nhỏ bỏ vào. Thông thường muốn có nồi cháo bánh canh ngon, nước dùng phải được lọc kĩ sạn, hay xương vụn, hớt bỏ lớp mỡ trên mặt, cho vừa bột nêm. Gia vị gồm hành tươi và mùi tàu thái nhỏ, khi đơm cháo ra bát thì rắc vào. Hương vị của hành và mùi tàu, tạo mùi thơm đặc biệt - một mùi ẩm thực văn hóa làng rất hấp dẫn. 
Ngày xưa, ở làng Vân, làng Thổ Hà mỗi khi làm cỗ là phải bày mâm cỗ ba giàn, có đủ 3 loại bánh đó là bánh khúc, bánh rán và cháo bánh canh. Gần đây, khi cuộc sống bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường hóa, nhiều nhà không theo nếp xưa, đã cắt bỏ đi món cháo bánh canh, vì họ cho là lích kích và quá bận rộn. Rất may, là vẫn có một số gia đình còn giữ được phong tục xưa. Nếu nhà bận không cán được bột bánh canh, họ đi mua về nấu, để ngày xuân được thết khách bằng món cháo đậm đà tình quê này. Điều đáng quý là hàng cháo bánh canh ngoài chợ vẫn hấp dẫn du khách đến thưởng thức. Ấy là vì cháo Quan họ không chỉ là món ăn, mà còn mang hương vị làng quê Kinh Bắc, là giá trị văn hóa dân tộc Việt.
Một trong những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của cháo bánh canh là gắn với sinh hoạt ca hát Quan họ của các liền anh liền chị. Mùa xuân - mùa hát hội, không thể thiếu hương vị cháo bánh canh. Nét sinh hoạt truyền thống này đã trở thành phong tục đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa Vùng, không thể lẫn với bất cứ nơi nào. Sau mỗi canh hát hoặc xen giữa lúc giải lao, bát cháo đan kết các sợi dẻo dai, quyện mùi hương thơm không chỉ tiếp thêm sức lực mà còn thăng hoa tâm hồn người hát.
Ông Nguyễn Hữu Đống, quốc tịch Pháp, nhưng là người gốc Huế, đến Hội Thổ Hà, khi ăn cháo bánh canh đã thốt lên: chà!...ngon tuyệt! Thật là đặc sắc và ấn tượng. Mùi thơm thì gần giống phở Hà Nội, nhưng độ quánh và dẻo dai kia thì không gì sánh nổi. Ông bảo, ở quê ông cũng có cháo bánh canh, nhưng rất khác với cháo bánh canh Quan họ. Có lẽ khác cả về nguyên liệu, cách nấu, và mục đích sử dụng có lẽ chỉ là món ăn mang đặc trưng vùng quê miền Trung chăng? Là người từng bươn trải nhiều năm ở thành phố Pa-ri tráng lệ, ông trăn trở: tại sao món cháo đặc biệt, ngon mà hấp dẫn thế này lại không được tạo thương hiệu cho nó. Ông bảo: nếu tạo được thương hiệu, có lẽ với món cháo này, ngay tại sân đình cạnh cây đa, bến đò kia, cùng âm hưởng dặt dìu của những làn điệu dân ca Quan họ sẽ là cây tiền đó. 
Hy vọng, một ngày không xa món cháo Quan họ được nhìn nhận như một giá trị văn hóa, cùng những sinh hoạt ca hát dân ca của các liền anh, liền chị Thổ Hà, làng Vân sẽ là điểm nhấn ấn tượng có sức mời gọi tha thiết, để ngày xuân… đến hẹn… lại về.