CUỘC CHƠI BÊN BỜ SÔNG LỤC
Nhóm Bút Sông Lục được hình thành từ
năm 2002 do khởi xướng của nhà văn Trịnh Thạch Linh, nhà thơ Kim Ô, nhà thơ Tân
Quảng, nhà thơ Trịnh Kim Hiền, nhà văn Văn Thành và họa sĩ Quang Đại. Nhóm bút
ban đầu có 6 người. Nhưng đến năm 2003 có thêm Trần Hồng Minh, Thái Triển, Đoàn
Nguyên, Nguyệt Nga, Nhật Lệ. Những năm sau đó có cụ Lưu Văn Thư, Đoàn Thị Tảo
và Phạm Thuận Thành tham gia.
Chuyến đi thăm Đoàn Tảo và Đoàn Lê. Từ phải sang trái:Trịnh Kim Hiền, Kim Ô, Trịnh Thạch Linh, Đoàn Lê, Nguyệt Nga, Lưu Văn Thư , Tân quảng ,Văn Thành. Quang Đại đứng sau. |
Đoàn Thị Tảo không sinh ra và làm việc trực tiếp
ở miền quê sông Lục. Nhưng chị đã gắn bó với nơi đây như hình với bóng. Chị
thường xuyên qua lại cùng bạn bè văn chương ở bên bờ sông Lục nên đã quyết định
nhập nhóm bút.
Phạm Thuận Thành |
Phạm Thuận Thành là một chàng trai sinh ra bên sông Đuống. Nhưng
đã từng ở Lục Nam .
Học phổ thông ở Lục Nam
trong một thời gian dài. Anh coi đây như quê anh và tham gia nhóm bút với tư
cách là một người đã sống và gắn bó với miền quê sông Lục. Gần đây Đức Nghị ở
Lục Ngạn và Vương Đình Khánh ( vốn công tác ở Bộ y tế về hưu tại một làng quê ven
bờ sông Lục) cũng đã tham gia nhóm bút.
Sau khi nhà văn trịnh Thạch Linh qua đời, Trần Hồng
Minh tuyên bố không tham gia. Đoàn Nguyên lúc chơi lúc không. Hai nữ sĩ Nguyệt
Nga và Nhật lệ vì hoàn cảnh gia đình không theo đuổi được cuộc chơi... cho đến
cuối tháng 3- 2012 toàn nhóm có 12 người. Trong đó gồm 10 người hiện sống ở bên
sông Lục...
Tân quảng và Tạ quang Tố trao đổi cùng Anh Vũ |
nhóm bút sông Lục trong đợt đi thực tế sáng tác ở đảo Quan Lạn |
Nhà thơ Ngọc hà ( Phụ trách Thơ Tràng an ) chụp ảnh với Văn Thành. |
ThơTràng An và Nhóm bút sông Lục chụp ảnh lưu niệm bên hồ Khuôn Thần |
Mặc dù chỉ là một nhóm bạn văn chương chơi với nhau.
Thế nhưng, Nhóm bút sông Lục đã được nhiều văn nghệ sĩ trong tỉnh Bắc Giang
và cả nước ưu ái, đến thăm và giao lưu. Chẳng hạn như mùa Thu năm 2011. Thơ
Tràng An( Hội Nhà văn Hà Nội) đã cử một đoàn đến giao lưu với Nhóm Bút Sông Lục. Chủ khách cùng ngồi thuyền và đọc thơ,
uống rượu trên hồ Khuôn Thần.
Đài báo địa phương cũng đã trân trọng đưa tin. Đăng
bài, phát phóng sự truyền hình về nhóm bút và riêng từng tác giả trong nhóm
bút.
Những cuộc
giao lưu, học hỏi, đàm đạo đã thực sự bổ ích và có tác dụng nâng cao nhận thức
cảm thụ văn học nghệ thuật rất rõ nét cho từng thành viên. Do đó, các tác giả
trong nhóm đã trưởng thành lên gấp bội khi chơi với nhau. Các thành viên trong
nhóm đã đạt được nhiều thành tích trong hoạt động văn học nghệ thuật. Đoạt
nhiều giải VHNT ở trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, Điều tuyệt vời nhất vẫn là nhóm bút thực
sự là một sân chơi của những người yêu mảnh đất bên bờ sông Lục.
Cuộc gặp tại nhà Trân Trân |
Thật là duyên kỳ ngộ. Cuối tháng 3 vừa qua. Nhà văn
Đặng Văn Sinh và nhà thơ Trân Trânở Chí
Linh ( Hải Dương) ngẫu hứng lên thăm nhà thơ Tân Quảng và gặp họa sĩ Quang Đại
(Hiện là trưởng nhóm bút sông Lục) ở đó. Trong câu chuyện của bốn người dẫn đến chi
tiết: sông Lục còn chảy qua địa phận Chí
Linh(Hải Dương). Thế là... ý tưởng mở rộng nhóm bút sang Chí Linh đã được họa
sĩ Quang Đại đưa ra và được 4 văn nghệ sĩ ở Chí Linh tán thành gia nhập nhóm abút.
Sau khi thông báo với toàn nhóm, được mọi người nhất trí. Tuy chưa có ý kiến
của nhà thơ Kim Ô (vì lý do đang nằm viện). Nhưng toàn nhóm đã nhất trí kết nạp
thêm 4 văn nghệ sĩ ở Chí Linh vào Nhóm bút.
Cuộc chơi lại kéo dài đến cuối sông Lục. Và tin rằng:
người chơi sẽ chơi đến tận cùng vì cái đẹp
NBSL
Thời thế này mà có được nhóm như vậy thật cảm động. Chúc các bạn văn ( Dù già hay trẻ, cứ cho phép gọi như vậy đi) ngày càng hứng khởi, sáng tác đều tay, tác phẩm chất lượng!
Trả lờiXóaTrân trọng!
Cảm ơn anh Hồng Giang! SÔNG LỤC mong nhận được sự cong tác của anh!
Trả lờiXóa