NGƯỜI ĐÀN
BÀ KHOÁC TẤM VOAN MỎNG
|
TRUYỆN NGẮN: Quang Đại
Mu rùa chính là gò Quy Sơn ở phía sau làng Chồi. Xưa nay vốn là chốn yên bình. nơi chỉ dành để cho lũ trẻ đến chăn trâu và thả diều. Người ta gọi là gò chứ thực ra đó là một hòn núi khá cao, hình con rùa với cái mu vổng lên, nổi bật trên nền trời. Con rùa khổng lồ này có cái cổ dài như cổ rắn, đầu ngoẹo vào phía trong làng. Lạ một nỗi: mu rùa thì bằng đất, cổ và đầu lại bằng đá, nhẽ ra phải là ngược lại. Trên đỉnh mu rùa mọc một cây cổ thụ khá lớn đã rỗng ruột, có lẽ thuộc họ hàng nhà đa, không biết là loại đa gì. Thế nhưng, có một ông nhà văn vốn cũng người sinh ra ở làng Chồi đã gọi phéng nó là cây dùa. Ông ta viết hẳn một bài tuỳ bút nói dông dài về "cây dùa làng Chồi". Ấy thế mà thành tên cho cái cây ấy thật. Bây giờ xa gần người ta vẫn gọi đó là cây dùa. "Dùa" chứ không phải "Rùa", khác nhau mỗi cái uốn lưỡi. Dưới gốc cây dùa là một cụm đá lô xô, trông xa cứ như những cái gai lởm chởm trên lưng khủng long.
Câu chuyện xảy ra vào một buổi chiều tà đầu thu. Trên đỉnh Quy Sơn, ở cụm đá lô xô dới gốc cây dùa bỗng xuất hiện một người đàn bà. Chẳng hiểu chị ta ở đâu đến? Đến từ bao giờ? Chị ta ăn mặc chỉ khác bà Ê - va mỗi tấm khăn voan mỏng khoác trùm lên tấm thân. Tấm voan mỏng như tơ nhện đương nhiên là không phải để che kín hết mọi đường cong nét lượn trên cơ thể thanh xuân của chị ta, nhưng nó lại có tác dụng trùm phủ đi những gì dung tục. Người đàn bà với dáng hình đẹp như một người mẫu hoặc một vũ nữ Ba - lê. Chị ta đến ngồi lặng phắc trên phiến đá. Hai tay như đang ôm con trong lòng. "Con" của chị ta là một chiếc lá úa có màu đỏ da cam, không biết đó là lá gì? Người đàn bà ngoẹo đầu về phía chiếc lá, dịu dàng như là đang hát nựng con bằng những lời ru. Dường như chị ta không cất thành lời, người ta chỉ nhìn thấy một làn điệu ru con nào đó qua cái dáng âu yếm của chị ta với "đứa con lá" của mình. Rất có thể người đàn bà cũng đang hát ru bằng lời, nhưng âm thanh ở cung bậc quá trầm, trầm đến nỗi đông đặc lại trong không gian…Người đàn bà cứ ngồi lặng yên ở một tư thế như vậy ở trên đỉnh gò cao, trông chẳng khác gì một pho tượng nữ thần với những đường cong huyền diệu in trên nền trời chiều. Đứng ở dưới chân gò nhìn lên, người ta thấy tấm voan mỏng bay uốn éo, mờ ảo , lấp lánh ánh hoàng hôn như thực, như hư…
Cũng thấy bảo có ai đó đã tò mò leo đến gần chỗ người đàn bà rồi tả lại rằng: tấm voan ấy mỏng lắm. Mỏng như không khí, như chẳng có gì. Toàn bộ cơ thể đẹp mê hồn của chị ta lồ lộ hiện ra: từ cặp vú tròn trịa, nõn nà với hai đầu vú nhỏ nhắn, đỏ hồng. Cái cổ trắng ngần với những nét ngấn thanh tao. Cái eo thiên thần và cặp đùi thon đẹp cùng những bóng dáng ẩn hiện, lấp loáng dới những nếp voan…Rất có thể đây đúng là một nghệ sĩ Ba - lê hay diễn viên múa ở một đoàn nghệ thuật nào đó nên mọi dáng nét của chị ta từ đường uốn thân hình đến vẻ cong của những ngón tay đều như gợi thành vần điệu.
Chị ta đang điên hay đang mơ mộng? Chị ta ôm chiếc lá hay đang ôm đứa con màu da cam của mình? Chị ta đang ôm một nỗi đau hay đang ôm một niềm hạnh phúc? Hay là chị ta đang ôm ấp trái tim cong queo của mình và ru trong gió ngàn…?
Hoàng hôn dần dần xẫm lại trong một màu tím ảo huyền. Dáng người đàn bà ngồi ôm con nổi bật trên nền trời như khắc hoạ một phong cảnh đầy vẻ liêu trai.
Thực ra thì chẳng có ai leo lên thật gần chỗ người đàn bà ngồi. Người ta chỉ đứng dưới chân gò mà ngước nhìn như những khán giả ngó lên sân khấu, cái sân khấu hình mu rùa…Cũng chẳng hiểu làm sao mà các “khán giả không phải mua vé" này lại nghiêm túc đến thế, cứ y như trong nhà hát vậy. Họ không ồn ào bàn tán, không hề tếu táo, không phun ra những cái vần khó nghe…Phải chăng nét đẹp từ thân hình người phụ nữ trên kia đã quy phục họ? Hay có một ma lực nào đó đã lấy đi hết của họ những trò ma quái từ cái lưỡi? Chỉ biết, cứ hễ đến dưới chân gò Quy Sơn là mọi người chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn. Ra khỏi chân gò thì mồm vẫn cứ là mồm, lưỡi vẫn cứ là lưỡi, người ta lại bàn tán nhau đủ điều. Người bảo chị ta điên. Người bảo chị ta là thánh hiện hình, tiên giáng thế. Người nọ hỏi người kia. Song không ai biết lúc chị ta xuất hiện vào mỗi buổi chiều tà như thế nào? Không biết cả một ngày chị ta đã đi đâu? Đêm đến chị ta ở đâu? ăn uống bằng gì? Nhưng cứ vào lúc mặt trời sắp lặn là chị ta xuất hiện với tấm voan mỏng bay lật phật trên cao.
Thời gian ngời đàn bà khoả thân xuất hiện trên đỉnh gò Quy Sơn vào những buổi chiều tà như thế có lẽ phải tới hơn một tuần. Đến nỗi người dân trong vùng đã quá quen ngắm nhìn chị ta. Có thi sĩ nào đó đã làm một bài thơ về người đàn bà mặc voan ôm chiếc lá. Rồi lại có một ông nhạc sĩ phổ bài thơ ấy thành ca khúc, dàn dựng rất công phu trên đài truyền hình của tỉnh Hoà Giang.
Và... còn có một chuyện nữa ,đương nhiên phải xảy ra trước một khung cảnh như thế. Nó không thể không xảy ra trong cái thời mà tư tưởng con người ta được tự do đến vô hạn định như hiện nay. Vâng! Đó là chuyện mê tín dị đoan. Người ta loan truyền đi rằng: người đàn bà trên đỉnh Quy Sơn chính là bà Chúa Giếng làng Chồi giáng thế. Ai cũng biết bà Chúa Giếng làng Chồi vốn là một cô tiên . Theo truyền thuyết của dân làng thì cứ đúng vào đêm giao thừa hàng năm, bà lại về tắm ở giếng làng. Ai lấy được nước khi bà đang tắm thì sẽ có phúc, có lộc. Nước ấy gọi là nước " Tiên Đằm". Con gái mới sinh ra mà được tắm nước tiên đằm thì lớn lên xinh đẹp duyên dáng, con trai sẽ thông minh, học giỏi. Làng Chồi có nhiều trai tài gái sắc nổi tiếng trong vùng cũng là bởi có nguồn nớc này. Chỉ lạ một điều: Bà Chúa Giếng vốn rất kiêng kỵ gặp người. Từ xa đến nay, người dan làng Chồi chẳng có ai nhìn rõ được linh nhan của bà. Bởi chỉ cần một tiếng động dù chỉ rất nhỏ thôi, là đang tắm mát mẻ đến mấy thì bà cũng biến thành một luồng hào quang rồi bay vụt đi. Bao năm bà chơi ú tim với dân làng Chồi. Ấy thế mà nay không hiểu vì lẽ gì mà bà lại hiện ra lồ lộ giữa ban ngày ban mặt với thân hình thế này? Hư thực chẳng biết đâu, nhưng khi có cái tin ấy thì người kéo đến gò Quy Sơn mỗi ngày một đông. Hàng trăm, rồi hàng ngàn người ùn ùn rủ nhau đến bên cái mu rùa... Có người ở xa tận Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây cũng cơm đùm, cơm gói lốc thốc đem theo cả võng, ghế Pô - Tơi, thậm chí họ còn mang về đây cả giường gấp, đệm ứng dụng. Chưa bao giờ cái làng Chồi hẻo lánh, bé nhỏ lại đông vui, tấp nập đến như thế. Cả làng chật ních khách trọ. Các dịch vụ ăn uống, giải khát mở khắp nơi dưới chân gò Quy Sơn. Người ta cho thuê chiếu nằm, thuê ghế ngồi, bán cơm hộp với giá cắt cổ. Làng Chồi bỗng dưng trở thành một khu phố ồn ào, náo nhiệt nhờ một người đàn bà cởi truồng...
Thế rồi, có lẽ cũng như vở kịch có lúc mở màn rồi cũng phải đến hồi kết thúc. Màn kịch ở gò Quy Sơn cơ chừng rơi vào cảnh hạ màn khi mà vào một buổi chiều, người đàn bà mặc voan mỏng bỗng dưng không xuất hiện nữa. Dưới gốc cây dùa chỉ còn lại những tảng đá lô xô. Khi hoàng hôn buông xuống thì nền trời đỏ quạch chỉ còn hiện lên cây và đá, những thứ rất ít gây đợc ảo giác với con mắt loài người.
Việc người đàn bà cởi truồng không xuất hiện nữa trên đỉnh Quy Sơn tưởng như là chuyện đương nhiên. Ai dè nó lại là một cú sốc với khối người. Họ tiếc ngẩn tò te khi mất đi miếng mồi mắt quen thuộc. Có người từ xa, nghe đồn thì háo hức, đi đến nơi bị chẫng nên mặt ngắn tũn lại, nhăn nhăn, nhó nhó, răng lợi cứ nhe cả ra, mắt hấp ha hấp háy khi hỏi chuyện những người đã biết: có đúng là đã có người cởi truồng ngồi trên kia không? Đúng! Con mẹ ấy ôm chiếc lá bàng? Không phải con mẹ mà là một cô gái. Gớm! Ông cứ bắt bẻ ! Cứ có cái l…thì gọi là con mẹ tất. Nhưng mà thôi. Ừ! thì cô gái. Nàng tiên luôn đi. Nàng ta ôm chiếc lá bàng? Không rõ là chiếc lá gì nhưng màu đỏ! Hay là chiếc lá phong bay từ bên Ca - Na - Đa sang? Không biết chừng! Thôi ông ơi! Tôi đùa thôi chứ tôi cam đoan đó là chiếc lá bàng.Ở quê tôi cũng có con mụ điên chuyên môn ôm một chiếc lá bàng rồi ru như là ru con. Mụ ấy có chồng bị nhiễm chất độc màu da cam, nên lứa nào cũng toàn đẻ ra ếch ộp. Ông không tin à? Tôi cam đoan với ông một trăm phần trăm là ếch ộp. Đẻ ra một cái là chúng nhảy tòm xuống ao. Chết thật, thế mà các cha lắm tiền cứ thích gọi món đùi ếch tẩm bột. Không chừng đó là đùi trẻ con tẩm bột đấy ông ạ! Ông không tin à? Tuỳ ông. Người đàn bà ru chiếc lá bàng ở quê tôi bị điên vì năm lần đẻ ra toàn ếch…! Nhưng mà lạc đề bố nó rồi. Tôi đang hỏi chuyện ông về người đàn bà cởi truồng ở đây cơ mà. Nghe nói cô ấy khoác một tấm voan trong suốt chứ? Ồ! Thế thì nhìn thấy tất cả nhỉ? Tất cả gì? Thì tất tần tật ấy, gớm, ông lại còn…ở xa nên chỉ nhìn thấy mờ ảo thôi. Mờ ảo thôi à? ừ! Không khéo mờ ảo lại hay đấy. Nhng ông này, tôi đồ chừng đấy chỉ là ảo ảnh thôi. Ảo ảnh là ảo ảnh thế nào! Tiếc thật, thế mà tôi không được xem. Không biết bao giờ cô ta lại xuất hiện nữa nhỉ? Có lẽ không bao giờ, màn kịch hạ rồi. Hạ là hạ thế nào? Ừ! Thì ông cứ ở đó mà chờ. Tôi thì tôi cho là cái màn cởi truồng này hạ thật rồi....
Ai cũng nghĩ nh thế, ai cũng tưởng khi ngời đàn bà biến mất trên đỉnh Quy Sơn thì mọi chuyện cũng chấm hết. Nhưng mà không phải vậy, màn kịch này diến ra không theo ý của khán giả đâu. Bây giờ mới vào giai đoạn gay cấn nhất, giật gân nhất. Mở màn cho đoạn cao trào này là việc cách một vài hôm sau khi người đàn bà biến mất thì có ai đó bỗng phát hiện ra rằng: chị ta đã hoá đá.
Người đàn bà hoá đá. Tin này đã gây chấn động không chỉ ở làng Chồi, không chỉ ở tỉnh Hoà Giang mà vang đi khắp nước. Nó ồn ào hơn nhiều so với vụ " cua mặt ngời" mà báo "Tiến Bộ" đã làm xôn xao dư luận năm nào. Tác động của nó cũng vượt xa cái tin vườn chữa bách bệnh ở Long An gần đây. Đương nhiên là các tờ báo nhạy cảm hàng đầu của đất nước đã không bỏ qua cơ hội hốt tiền nhờ cái tin đáng giá ngàn vàng này. Họ cho đăng trên trang nhất các tấm ảnh khối đá hình ngời ôm con với đủ các góc độ. Kèm theo là bài viết cùng hàng tít rất đậm và dài dòng kiểu báo tây: " người hoá đá - hòn đá hình người ôm con - ôm con chứ không phải bồng con như nàng tô thị ở Lạng Sơn". " Hoá đá trong hiện tại - duy vật và duy tâm thách thức nhau ở gò Mu Rùa". " Núi mu rùa với sự lạ sắp được xét công nhận kỷ lục Guy - Net thế giới". Tất nhiên, nếu gọi là tên thì gò Quy Sơn và núi Mu Rùa khác xa nhau. Nhưng cũng nên thông cảm cho các nhà báo, nhà đài vì đường từ làng Chồi đến trụ sở các quý báo ở tận thủ đô cũng khá xa. Với lại, những gì sai chính tả ở các báo ở trung ương, cũng đã được các báo địa phương cải chính lại ngay sau đấy. Vấn đề là các bài báo ấy đã gây ra được những cuộc náo động hiếm thấy trong dư luận, khiến cho các nhà nghiên cứu ngồi chỗ nào cũng thấy nóng đít.
Và thế là, một đội ngũ rất đông các nhà sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học. Tóm lại, gồm các nhà khoa học thuộc " phe" khoa học xã hội nhân văn, toàn các cụ già khụ, đầu hói, mắt đeo kính hàng chục đi - ốp. Các cụ ậm ạch vác những cái bụng chình ình đi đến " Núi Mu Rùa". Sau hơn một tuần các cụ ấy về thì nhiều tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn bắt đầu in những bài viết về sự kiện người hoá đá ở làng Chồi. Bài nào cũng thấy có ý tứ khiêu khích các nhà vật lý học, hoá học…Cuối cùng thì các " thầy" ở lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng không thể ngồi im. Sao lại ngồi im khi mà một phụ nữ đẹp như thế bỗng dưng lại hoá thành đá. Cần phải nghiên cứu xem những yếu tố cần thiết để cho chất người hoá thành chất đá có những điều kiện nào? Đã là khoa học thì không thể có cái gì gọi là phi lý được. Vấn đề được mọi người cho là chân lý và đúng đắn nhất trong các cuộc cãi nhau giữa các nhà khoa học hoá ra lại rất đơn giản: Phải xét nghiệm xem tảng đá ấy có đúng là do người hoá ra không? Một mẩu nhỏ của khối đá ấy được đem về Hà Nội xét nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ. Thế nhưng, kết quả xem ra không mấy tin tưởng. Muốn chắc ăn, người ta đã gửi mẩu đá đó sang Viện hàn lâm khoa học Vương Quốc Anh. Tất nhiên, việc xét nghiệm mang tầm cỡ quốc tế này đâu phải chuyện đùa. Về khoản tiền nong thì đã có nhà nước lo. Nhưng phải có những thủ tục cần thiết cũng mang tầm quốc tế và một khoảng thời gian không ngắn ngủi gì. Những cái đầu nóng và đầy tính năng động ở làng Chồi và tỉnh Hoà Giang thời buổi kinh tế thị trường mới mở cửa ở cả vi mô lẫn vĩ mô đều không thể cứ ngồi đấy mà chờ kết quả xét nghiệm gửi về từ các ngàiĂng - Lê.
Người ta bắt đầu động não.
Ở phần vi mô, các cụ ở làng Chồi bàn nhau lập đền thờ. Bởi xưa nay miếu Bà Chúa Giếng ở gốc cây đa làng chỉ to hơn cái tổ chim bồ câu một tẹo. Làng nghèo, lấy đâu ra tiền mà xây to. Nhưng bây giờ thì có cơ hội rồi. Cần phải xây ngay một cái đền to như cái đền Suối Mỡ ấy. Không, mình xây sau thì phải xây to hơn, đẹp hơn. Nhiều cuộc họp các cụ được triệu tập để thành lập ban xây dựng, ban điều hành đền thờ và quản lý quỹ công đức sắp có... Các cụ tính " cua trong hang" đâu tiền đóng góp xây dựng đền thờ Bà Chúa Giếng được khoảng trên bốn tỷ Việt Nam Đồng. Nhiều cụ lè lưỡi ngần ngại không biết tiêu thế nào cho hết bốn tỷ ấy nhỉ? Với lại, có chắc được đến thế không? Cụ tổ trưởng tổ các cụ của làng Chồi nói rằng: Bốn tỷ chỉ là một ước tính khiêm tốn chứ riêng hội đồng hương Hoà Giang ở ba nơi: thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai đã được ba tỷ rồi. Nếu vận động được Việt kiều ở nước ngoài gửi Đô - La về nữa thì số tiền thu cho xây dựng ngôi đền sẽ không biết bao nhiêu mà kể. Vấn đề cần bàn xem là nên vận động các đối tác bằng cách nào. Bây giờ cứ mỗi bước đi là tiền. Một bài quảng cáo phát trên truyền hình cũng phải tính đến tiền triệu. Ai trả cho các khoản đó? Theo các cụ thì ta cứ nên dùng kế sách: " Nhà nước và nhân dân cùng làm"… Cũng may là nhà nước từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh xem ra đều hăng hái cả. Giám đốc sở văn hoá tỉnh Hoà Giang truyền đạt với các cấp dưới lời của một lãnh đạo tỉnh ( không rõ của bí thư, chủ tịch hay phó bí thư, phó chủ tịch hay một ông thường vụ nào), vị ấy nói rằng : " Cả nước trước đây chỉ có một nàng Tô Thị thì đã bị đập nát đem nung vôi rồi. Có đắp lại thì cũng chỉ là cục xi măng thôi. Người đàn bà hoá đá ở Quy Sơn bây giờ trở thành độc nhất vô nhị không ở đâu có. Đầu tư vào đây là vớ bẫm đấy!". Sau đó, ông này đã chỉ thị rất cụ thể cho từng cơ quan chuyên môn của sở phải trực tiếp xuống làng Chồi :người thì đào bới, tìm kiếm cổ vật, chứng tích dới lòng đất. Người thì " đào bới" kho trí nhớ của cỏc cụ già nhất làng Chồi để tìm ra những cái gọi là: văn hoá phi vật thể. Ông giao chỉ tiêu cho từng bộ phận phải tìm kiếm được những gì, số lượng là bao nhiêu. Cứ như ông là ngời nặn ra cái đất làng Chồi và đẻ ra các cụ già nhất của làng không bằng. Ông ra lệnh như đinh đóng cột với Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hoà Giang: " Muốn gì thì gì, ông phải tìm đủ mọi chứng lý để Bộ văn hoá xếp hạng di tích cho gò Quy Sơn ở làng Chồi. Nếu không tôi cách chức ông!" Các nhà kiến trúc cũng phải bắt tay ngay vào khảo cứu, xây dựng một bản thiết kế kiến trúc hạ tầng cho khu di tích Quy Sơn, trong đó phải có đề án xây dựng hệ thống cáp treo du lịch. Bây giờ cáp treo là mốt của du lịch ở những địa bàn miền núi. Ông yêu cầu trong vòng nửa tháng các nhà kiến trúc phải trình dự án và kèm theo một sa bàn đắp nổi để triển lãm cho nhân dân góp ý . Ông nhắc nhở cấp dưới rằng: việc gì thì cũng phải "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Vậy là người ta đã tính đến chuyện đưa gò Quy Sơn lên thành một khu du lịch tầm cỡ Quốc gia. Công việc được xúc tiến nhanh đến chóng mặt. Gần ưcả làng Chồi bị đào bới tung tành cả lên. Có lẽ B.52 của Mỹ trước đây dải thảm cũng chỉ đến nước này là cùng. Không một mét vuông đất chỗ nào được yên. Dân làng Chồi, khổ nhất là các cụ già và trẻ trâu. Trẻ trâu thì không còn chỗ chăn trâu vì gò Quy Sơn bị cấm tuyệt đối không được đến thả trâu nữa. Với lại, nó bị đào bới lên toàn hầm với hố, trâu vào đấy có mà thụt xuống, rồi què cẳng không biết chừng. Các cụ già làng Chồi thì luôn được mời lên uỷ ban xã để ăn đặc sản và khai ra những chuyện từ thời củ lỷ, cu ly. Phần lớn các cụ đều lẩm cẩm ,chuyện nọ sọ chuyện kia cả rồi. Có cụ bảo rằng: năm ngoái, có một tướng lĩnh của cụ Đề Thám đến tuyển mộ Nghĩa quân ở gò Quy Sơn. Cán bộ bảo tàng bảo: cụ nhầm thế nào chứ năm ngoái thế nào được ạ! Ông cụ quát tướng lên: Tôi già chín mươi tôi lại còn nói sai với anh à? Thế rồi cụ dỗi, bỏ về. Van nài thế nào cũng không suy chuyển đợc lòng tự ái của người già. Thực tình thì các cụ không những ù đầu về việc trả lời phỏng vấn. Khổ sở vì ngồi lâu liên tục bị mót đái, xón cả ra quần mà không dám xin ra. Nhng cực hình nhất có lẽ là chuyện các cụ phải nuốt chửng những món đặc sản dai ngoách mà nói một cách công bằng thì người ta đã mất công mất của mua từ thành phố về. Toàn thứ quý hoá để chiêu đãi các cụ. Lỗi ở chỗ các cụ chẳng còn cái răng nào.
Chẳng biết kết quả rồi người ta đã đào bới được gì ở làng Chồi và cái gò Quy Sơn vốn là thánh địa của lũ trẻ trâu ấy? Báo chí thỉnh thoảng đưa tin các nhà khảo cổ đào được một cái chôn bát có những vệt máu đỉa, xác định niên đại vào khoảng cuối triều Trần, đầu triều Lê. Mấy mảnh sành và một cái chum vỡ vẫn dùng đựng nước tiểu ở một nhà dân nào đó không xác định được niên đại. Một vật thể bằng đồng đã gỉ xanh không còn hình dạng để đoán định là vật gì. Về niên đại chỉ có thể xác định bằng phương pháp đồng vị phóng xạ. ưta bàn nhau: xác định bằng đồng vị phóng xạ thì phải có tiền tỷ chứ ít gì? mà biết đâu đấy chỉ là cái mảnh đồng nát mà người ta vừa vứt đi vài chục năm, thậm trí vài năm nay thì sao? Riêng phần văn hoá phi vật thể tưởng khó tìm thì hoá ra lại rất dễ: bảo rằng các cụ kể lại vua nhà Mạc thất trận đi qua nghỉ chân, đóng đô vài ngày ở gò Quy Sơn, Vua ăn ở chỗ này, ngủ ở chỗ kia, ỉa đái ở đâu đó thì ai mà cãi được! Bởi các cụ là ai? Là cụ A, cụ B không rõ nữa! Nghe cụ C hay cụ D kể lại thế. Các cụ mà người ta nói thì đã nằm sâu dới ba tấc đất từ tám hoánh nào rồi.
Câu chuyện còn sẽ đi đến đâu nếu như kết quả xét nghiệm mẩu đá gửi từ Anh Quốc về chậm đi vài ba tháng ? May mà mọi thứ vẫn còn ở trên giấy... Nhưng mà dù chỉ ở trên giấy thôi cũng đã ngốn của nhà nước mất vài chục tỷ đồng. Kết quả xét nghiệm từ Viện hàn lâm khoa học Vương Quốc Anh cho hay: mẩu đá có niên đại 2.850.000 năm. Hẳn lúc ấy chị chàng kia cha thể sinh ra để mà hoá đá.
Màn kịch ở gò Quy Sơn rồi cũng đến hồi kết thúc. Một kiểu kết thúc khá ngoạn mục mà ít người có thể nghĩ ra. Ấy là vào một buổi chiều tà, người đàn bà kia bỗng lại xuất hiện đúng ở chỗ cũ, sau gần hai tháng trời chị ta mất tăm. Xuất hiện một cách đột ngột như là đá đã hoá ra chị ta vậy.
Cũng lại khoả thân, trùm voan, ôm chiếc lá...
Chị ta đang điên hay là đang mơ mộng? chị ta ôm chiếc lá hay ôm đứa con màu da cam của mình? chị ta đang ôm nỗi đau hay ôm một niềm hạnh phúc? hay chị ta đang ôm ấp trái tim cong queo của mình mà ru trong gió ngàn…
Vũng Tàu10 / 6 / 2005
Q.Đ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét