Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

về bài bình bài thơ rắn



Cụ Lưu Vă n Thư (88 tuổi, thành viên Nhóm bút Sông Lục)
 trong buổi giao lưu giữa Nhóm bút Sông Lục với Thi đàn thứ bảy

BÀN VỀ LỜI BÌNH
 BÀI THƠ RẮN
 CỦA LÊ QUÝ ĐÔN
(Đăng báo NGƯỜI CAO TUỔI số 1+2 năm 2013)


                                                                                 LƯU VĂN THƯ



Bài thơ “Rắn đầu biếng học” của Lê Quý Đôn làm theo luật Đường đúng cách, tuyệt tác. Song tác giả Anh Hùng không nắm được luật thơ Đường nên bình sai nhiều điểm. Đề bài ghi gọn lỏn là “rắn” đã sai rồi. Đề sai làm hiểu sai bài thơ, đưa bài thơ đến lạc đề. Đầu bài nói về “rắn đầu biếng học”. Không phải kể về các loài rắn. Lê Quý Đôn dùng từ đồng âm tên rắn để viết về trạng thái tâm lý con người. Đây là một kiểu chơi chữ của thi nhân.

Nội dung bài  bình có mấy điểm sai như sau:
Thứ nhất, tác giả hạ câu đầu” “ bài thơ thật hợp cảnh, hợp thời, tuy ngắn  nhưng gói ghém trọn vẹn mọi yếu tố liên quan đến trạng thái hiện thực của tác giả.” Tac giả Anh Hùng dùng hai chữ “ tuy ngắn” đã lộ rõ không hiểu luật  Đường thi. Bài thơ theo luật Đường  thất ngôn bát cú chỉ có số câu, số chữ nhất định. Đó ;là tám câu.Mỗi câu bảy chữ. Vị chi là 56 chữ. Không được thừa hay thiếu chỉ một chữ.
Thứ hai: tác giả Anh Hùng viết: “  Tám câu thơ đôi một làm thành 4 cặp đối rất chuẩn”. LẠi sai.  Đường thi chỉ bắt buộc cặp đối là câu 3 đối với câu 4 và câu 5 đối với câu 6. Hai câu phá đề( câu 1) và  thừa đề (câu 2), cũng như hai câu kết (câu 7 và 8) không bắt buộc phải đối.
Hãy lấy bài “Qua đèo Ngang” của bà huyện Thanh Quan xét. Câu 1 và câu 2 không đối:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây xen lá, đá chen hoa.


Câu 7 và câu * cũng không đối:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Các câu tương tự trong bài “Rắn đầu biếng học “ cũng có đối đâu. Đối là phải cùng loại, hán đối với hán, Nôm đối với Nôm…
Thứ ba: Trâu, Lỗ không viết hoa, dẫn đến câu 7 chẳng có ý nghĩa gì. Trâu, Lỗ phải viết hoa bởi Trâu là nói đến đất Trâu, quê của Mạnh Tử. Lỗ là nước Lỗ của Khổng Tử, là hai địa danh hiếu học.
Với những sai sót trên, bài viết khiến cho người đọc khó chịu; báo NGƯỜI CAO TUỔI mất thiêng. Cầnbiết rằng hiện nay có hàng vạn người cao tuổi viết Đường luật. Thơ Đường không chỉ của riêng ai.
Bài viết của  tác giả Anh Hùng đã tự làm mờ đi bút danh của mình.
                                                             
                                                                                 L.V.T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét