CÓ TRÙNG TỨ?
CÓ ĐẠO THƠ?
SÔNG LỤC mời các bạn tham gia cuộc trao đổi về hai bài thơ của hai tác giả Quang Đại và Trịnh Kim Hiền cùng ở “Nhóm bút sông Lục”. Có người cho rằng tác giả Quang Đại đã “ăn cắp” tứ hay là “đạo” thơ Trịnh Kim Hiền.
Ý kiến của Trịnh Kim Hiền cho rằng hai bài thơ này có trùng tứ. Nhưng đây chỉ là chuyện thường tình. Bảo “đạo”là thiếu thực tế sáng tác.
Quang Đại lại cho rằng hai bài có tứ khác nhau. Hai cái tứ xuống dốc khác hẳn nhau.
Vậy ý kiến của các bạn thế nào? Xin được lĩnh hội. SÔNG LỤC xin cảm ơn các bạn!
Chúng tôi cũng xin nói thêm về hai bài thơ này:
- Bài thơ “Uống rượu ở Tam Đảo” của Quang Đại Viết ở nhà sáng tác Tam Đảo tháng 10/2010. Đăng ở báo Văn Nghệ số 24, ra ngày 16 – 17/6/2012.
- Bài thơ “Chia tay miền đèo cao” của Trịnh Kim Hiền, theo tác giả cho biết là đã sáng tác cách đây 7 năm. Mới giới thiệu lần đầu trong tập thơ “Yêu như nút lạt” NXB Văn hóa dân tộc- 2011.
CHÚNG TÔI SẼ ĐĂNG CÁC Ý KIẾN TRAO ĐỔI Ở DƯỚI HAI BÀI THƠ, LẦN LƯỢT TỪ TRƯỚC ĐẾN SAU.
CHÚNG TÔI SẼ ĐĂNG CÁC Ý KIẾN TRAO ĐỔI Ở DƯỚI HAI BÀI THƠ, LẦN LƯỢT TỪ TRƯỚC ĐẾN SAU.
ĐÃ CÓ CÁC Ý KIẾN CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI, CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN, NHÀ THƠ ĐOÀN THỊ TẢO, NHÀ THƠ LÂM XUÂN VI. NGÀI JAMES BIRD TÙY VIÊN ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAM, NHÀ VĂN PHẠM THUẬN THÀNH, TÔ HOÀN.
CHIA TAY MIỀN ĐÈO CAO
Trịnh Kim Hiền
Chia tay miền đèo cao
Không ra buồn không ra vui không ra bịn rịn
Tâm trí xoay tròn gió ở thung
Chia tay miền đèo cao
Trắng bừng mây đầu núi
Không ngẹn ngào không bối rối
Thấy mình già vùn vụt trước thiên nhiên
Chia tay miền đèo cao
Em tặng ta chiếc túi thổ cẩm
Chiếc túi để ta đựng những nợ nần
Già làng đưa tiễn bắt tay ta một lần
Già làng đưa tiễn bắt tay ta một lần
Cỏ cây suốt đường bắt tay ta mãi
Chia tay miền đèo cao
Xa dần tiếng mõ trâu lốc cốc
Chia tay miền đèo cao
Thấy mình xuống dốc.
UỐNG RƯỢU Ở TAM ĐẢO
Quang Đại
Không nhìn thấy nhau
Chỉ nhìn thấy chai
Cổ chai cao hơn đỉnh núi
Ta nâng ly
Cụng vào mây trắng
Cụng vào hư ảo
Đổ lỗi cho sương mù
Ta gắp nhầm những ý tưởng của nhau
Ta nhai đi nhai lại những xáo mòn thế kỷ
Biến mình thành những chú bò mộng mị
Lơ ngơ đội nón sương mù
Ta đọc nhau nghe những câu thơ thượng dốc
Ta khoe nhau những tứ thơ chạm trời
Nhưng chỉ lát nữa thôi
Về lại với cuộc đời
nơi quang đãng dưới kia
Thì tất cả chúng ta
Ai cũng phải đi
xuống dốc.
Ý kiến của nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Sau đây tôi cũng muốn chia sẻ một góc nhìn về Dốc . Bài thơ này được in trong tập thơ THU BIỂN của tôi xuất bản năm 2007, bài này có lẽ, ra đời từ trước đó rất lâu mà tôi tin rằng không chụi ảnh hưởng của hai bài thơ trên, từ cái thủa sau khi về hưu tôi nhìn lại cái DỐC một thời mình trong cuộc cũng chen chân trong chốn xuôi ngược thăng trầm, để khi lên cũng khom lưng mỏi gối , còn khi rớt xuống, vẫn vênh vang níu lại chút hư danh . Dốc chẳng của riêng ai nó chỉ riêng cảm nhận của từng người
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Ý kiến của nhà thơ Lâm Xuân Vi
LÚC 16 GIỜ 48 NGÀY 23/9/2012
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC":
Cảm ơn ý kiến của Ngài James Bird tùy viên đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Những dòng Ngài viết khiến cho chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi thấy một người Mỹ cũng quan tâm đến thơ Việt Nam; những nhân viên Đại sứ quán Mỹ người Việt cũng yêu thơ và hiểu thơ sâu sắc như vậy thật là quý.
Cảm ơn ngài tùy viên! Cảm ơn các bạn yêu thơ ở Đại sứ quán Mỹ tại VN!
Ý kiến của nhà văn Phạm Thuận Thành
ĐI ĐƯỜNG LỚN NHỚ ĐƯỜNG MÒN
Ý kiến của nhà thơ Tô Hoàn
(Qua tin nhắn điện thoại di động)
Chi hội trưởng chi hội Văn học,
Hội VHNT Bắc Giang
Điện thoại:01669544237
Cùng "xuống dốc" nhưng một dốc của núi đồi, một dốc của nhân tình thế thái. Làm sao lại giống nhau? Chẳng phải bàn cãi nữa!
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC": Xin cảm ơn đóng góp của nhà văn Phạm thuận Thành và nhà thơ Tô Hoàn.
Ý kiến của nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Hội viên hội Nhà văn Việt Nam
email: maihoiphunu@yahoo.com
email: maihoiphunu@yahoo.com
LÚC 10 GIỜ 15 NGÀY 21/9/2012
Tôi đọc cả hai bài thơ, đều thấy hay và ấn tượng. Đứng trước hoàn cảnh sinh động thế, trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người thế trái tim không run rảy mới là điều lo ngại. Ở đây, mỗi tác giả run rảy bằng một cái nhìn, cảm nghĩ, giọng điệu và cung bậc riêng của mình.Không ai giống ai, không ai mượn của ai câu nào. Còn sự giống nhau ư? chỉ về đề tài thôi. Cái đề tài về miền núi thì rộng mênh mông vô vàn, ai mà chẳng có. Nếu nói giống nhau về tứ thì cũng chẳng sai vì đó là tâm sự của cuộc chia tay với núi rừng (với tuổi tác cuộc đời)... ai mà chẳng có tâm trạng ấy khi gặp hoàn cảnh ấy. Tôi cũng không cho rằng hai vị lấy câu "xuống dốc" của nhau vì câu này nhiều người nói rồi.
Tóm lại là hai bài thơ rất hay, cùng một chủ đề, cùng tâm trạng nhưng hai giọng điệu, hai cái nhìn, hai cách cảm và viết khác nhau. Cảm ơn NHÓM BÚT SÔNG LỤC đã tung hai bài thơ lên "giả vờ" bảo họ đạo nhau để gây chú ý của nhiều người đọc. Cho độc giả thưởng thức hương vị của rau thơm và rau mùi trong cùng bát bún.
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC":
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Thị Mai đã cho ý kiến đầu tiên. Nhưng chị chị hiểu cho rằng: "SÔNG LỤC " không giả vờ. Ý kiến cho rằng Quang Đại "đạo" tứ của Trịnh Kim hiền là có thật. Người có ý đó ngay ở trong nội bộ nhóm bút mà chúng tôi không tiện nêu tên.
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC":
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Thị Mai đã cho ý kiến đầu tiên. Nhưng chị chị hiểu cho rằng: "SÔNG LỤC " không giả vờ. Ý kiến cho rằng Quang Đại "đạo" tứ của Trịnh Kim hiền là có thật. Người có ý đó ngay ở trong nội bộ nhóm bút mà chúng tôi không tiện nêu tên.
Ý kiến của bạnNguyễn Thị Bích Nhàn
Cô giáo dạy văn ở Sông Hinh, Phú Yên
Email : songhinhpy82@yahoo.com.vn
LÚC 14 GIỜ 05 NGÀY 21/9/2012
Tôi không nhất trí với ý kiến của nhà thơ Nguyễn Thị Mai cho rằng hai bài thơ này trùng ý và cùng một đề tài. Thực ra , hai bài này có hai đề tài khác hẳn nhau. Chỉ ở bài “Chia tay miến đèo cao” (CTMĐC) mới có sự rung động với thiên nhiên, mới run rẩy… như chị viết.
Tôi nghĩ bài thơ ‘Uống rượu ở Tam Đảo”URƠTĐ” không phải viết về đề tài miền núi . Chúng ta không nên nghĩ tất cả các bài thơ có núi rừng là thơ về đề tài miền núi. Tác giả viết về đề tài Văn nghệ sĩ thì đúng hơn. Bởi đọc lên ta thấy những văn nghệ sĩ uống rượu với nhau, đọc thơ, khoe thơ với nhau. Giới văn nghệ sĩ vốn hay “bốc giời”. Với họ thì quả là có khi trời còn thấp hơn. Trong bài thơ (URƠTĐ) ta thấy hiển hiện nhiều hình ảnh và tín hiệu nói về giới văn nghệ sĩ:. Nào là “gắp nhầm những ý tưởng của nhau” “nhai đi nhai lại những sáo mòn”, “Ta đọc nhau nghe những ý thơ thượng dốc/ ta khoe nhau những tứ thơ chạm trời”. Bài thơ cũng cho thấy giới văn nghệ sĩ có lúc thiếu thực tế khi họ ở trên đỉnh non cao. Khi bốc đồng lên họ như ở trên mây xanh. Thế nhưng, cuối cùng rồi tất cả cũng phải trở về thực tế, phải từ mơ mộng để về với cuộc đời thực. Cáí tứ “ tất cả chúng ta đều phải đi xuống dốc” khác với tứ “thấy mình xuống dốc” ở bài CTMĐC.
Trong bài CTMĐC thì ta thấy vẻ dịu dàng, từ tốn, nhẩn nha … kể cả có nỗi niềm cũng không rõ rệt. Một trạng thái vui buồn lẫn lộn thiên về tình cảm. Bài URƠTĐ rõ ràng muốn đưa ra một triết lý, một tuyên ngôn mạnh mẽ rất rõ nét. Bài thơ có tính “khốc liệt” này muốn đưa ra một lời cảnh tỉnh cho nhiều người. Tôi biết, không phải tác giả URƠTĐ chỉ nói về giới văn nghệ sĩ thôi đâu. Ẩn trong đó là vấn đề thời cuộc … nếu không sao lại “cứ nhai đi nhai lại những sáo mòn thế kỷ” . Sao lại …thế kỷ mà không là sáo mòn chung chung? Sự ám chỉ đến một cái gì đó lớn lao hơn chăng?
Tôi nghĩ URƠTĐ là một bài thơ đa nghĩa, mạnh mẽ.
Tất nhiên, tôi đồng ý với nhà thơ Nguyễn Thị Mai ở những điều còn lại. Và quả thực, nếu ai cho đây là đạo thơ thì thật là kỳ quặc.
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC":
Cảm ơn ý kiến của nhà giáo Nguyễn Thị Bích Nhàn. "SÔNG LỤC " mong được sự cộng tác nhiều hơn của chị.
Ý kiến của nhà thơ Đoàn Thị Tảo
Thành viên " Nhóm bút sông Lục"
hiện ở Đồ Sơn - Hải Phòng
Email : doantao2002@gmai.com.vn.
LÚC 10 GIỜ 12 NGÀY 22/9/2012
Tôi nhân danh là một thành viên của nhóm bút SÔNG LỤC đọc hai nhận xét trên của nhà thơ Nguyễn Thị Mai và cô giáo Nguyễn thị Bích Nhàn.
Tôi tán thành cả hai về vấn đề không ai đạo của ai
Tôi cho rằng mỗi bài thơ là một tâm trang riêng, cảm xúc riêng . Họ chỉ có chung một cái DỐC mà hầu như những câu, những chữ trong đó đều phản ánh góc nhìn của từng người khác nhau. Tóm lại : đây không có chuyện ai đạo của ai mà cái DỐC ở đời này nó muôn hình vạn trạng, nó biến thiên theo sự nhìn của từng người. Ta còn có thể gặp nhiều bài thơ nói về DỐC. Tát nhiên đã nói đến là phải có lên và xuống. DỐC đã cho bao thi sỹ xưa và nay có nhiều áng văn chương gửi gắm . Theo tôi hai bài thơ trên đều có nét hay riêng của nó, làm rung động lòng người đọc, không nên săm soi vội vàng quy kết làm nó mất đi sự thiêng liêng của thơ mà người thơ luôn trân trọng.
Sau đây tôi cũng muốn chia sẻ một góc nhìn về Dốc . Bài thơ này được in trong tập thơ THU BIỂN của tôi xuất bản năm 2007, bài này có lẽ, ra đời từ trước đó rất lâu mà tôi tin rằng không chụi ảnh hưởng của hai bài thơ trên, từ cái thủa sau khi về hưu tôi nhìn lại cái DỐC một thời mình trong cuộc cũng chen chân trong chốn xuôi ngược thăng trầm, để khi lên cũng khom lưng mỏi gối , còn khi rớt xuống, vẫn vênh vang níu lại chút hư danh . Dốc chẳng của riêng ai nó chỉ riêng cảm nhận của từng người
DỐC ĐỜI
Tôi : Kẻ hèn mọn không công cho ông chủ Tham - Sân - Si -hà khắc
Gùi thời gian sau lưng -Danh vọng đeo trước ngực
Thượng đế đầy quyền lực
Xin Người nâng đỡ bước chân con
Leo lối mòn chông gai
Dốc đời dựng ngược
Thăng Trầm
Xuống : Ưỡn ngực thẳng chân níu
Lên : Khom lưng chùn gối đẩy
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Đoàn thị Tảo
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC":
Cảm ơn ý kiến của nhà thơ Đoàn Thị Tảo!Ý kiến của nhà thơ Lâm Xuân Vi
Hội viên hội Nhà văn Việt Nam
Hiện ở Ninh Bình
Email: xuanlamvi@yahoo.com
LÚC 18 GIỜ 02 NGÀY 22/9/2012
Tôi xin có đôi lời về 2 bài thơ: Chia tay miền đèo cao của Trịnh Kim Hiền và Uống rượu ở Tam Đảo của Quang Đại. Với tôi thì 2 bài thơ này khác nhau cả về ý, và tứ. Nếu có giống nhau chăng là ở cái hơi hướng núi rừng và 2 từ “xuống dốc”, mà “ xuống dốc” mỗi bài cũng mang một ý nghĩa khác.
Bài: Chia tay miền đèo cao, là sự biến động tâm trạng “Tâm trí xoay tròn gió ở thung”. Những cảm giác, cảm nhận mơ hồ không rõ ràng càng thể hiện nỗi day dứt, lưu luyến bởi một tình yêu thiên nhiên và con người “miền đèo cao”. Bằng những liên tưởng, đối sánh giữa một bên là thiên nhiên vô tận, thân thiện, trẻ trung, giàu sức sống với phận người mong manh nhỏ bé, khiếm khuyết, yêm thế, già nua. Đó là triết lý mở giàu nhân văn.
Bái: Uống rượu ở Tam Đảo của Quang Đại
Bài thơ có địa danh cụ thể, và chính xác hơn đây là nơi tề tựu của các văn nghệ sỹ tại Nhà sáng tác Tam Đảo. Quang Đại cảnh báo và cảnh tỉnh những kẻ mang danh “sỹ” ảo tưởng, huyễn hoặc thái quá về “những đứa con tinh thần” của mình, kiểu “văn mình…”. Ta đọc nhau nghe câu thơ thượng dốc/ Ta khoe những tứ thơ chạm trời. Sự khôn ngoan sắc sảo của Quang Đại là để những lời có cánh cho “rượu nói” đã làm nên thi tứ hóm hỉnh nhiều suy ngẫm.
Cuối cùng 2 từ “xuống dốc” ở 2 bài thơ cũng có nghĩa thật khác nhau:
Trong bài Chia tay miền đèo cao, xuống dốc của Trịnh Kim Hiền là những gì hẫng hụt, thiệt thòi, tiếc nuối chừng cái tình và cảnh trong cảm xúc cũng bị vơi đi làm nên sự ám ảnh
Trong bài Uống rượu ở Tam Đảo, thì xuống dốc của Quang Đại là xuống núi bằng con đường thực, mọi viển vông phách lối phải về với giá trị thực vốn có, không thể văng mạng, bay bổng bằng những lời có cánh như “rượu nói” bữa nào. Đó là cái kết làm bật dậy ý tứ của bài thơ
Như thế có khác chi vầng trăng có từ vạn cổ, cũng giống nhau ở sự ngắm trăng, nhưng ở thi tứ thì mỗi thi nhân mỗi thời mỗi khác.
Những thiển nghĩ của cá nhân tôi, nếu có gì không phải mong Nhóm bút sông Lục, hai tác giả và bạn đọc lượng thứ.
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC":
Cảm ơn ý kiến của nhà thơ Lâm Xuân Vi.
Mong anh có nhiều bài cộng tác với SÔNG LỤC.
Ý kiến của ngài James Bird
Tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội - Việt Nam
Email: BridJ@state.gov
Tôi là James Bird một công dân Mỹ quê ở bang Alaska , bạn của anh Quang Đại. Bạn yêu cái đẹp chứ không phải bạn chính trị. Nói thế để tránh sự hiểu lầm ảnh hưởng đến Quang Đại.
Là bạn thì hay quan tâm đến nhau. Tôi vốn kém tiếng Việt. Thực ra, tôi học tiếng Việt cũng đã được mấy năm, lại do một cô giáo dạy riêng. Vậy mà vốn tiếng Việt chẳng ra sao. Thú thật, khi tôi viết những dòng này cũng phải cần đến sự hiệu đính của cô giáo dạy tiếng Việt của tôi.
Là bạn thì hay quan tâm đến nhau. Tôi vốn kém tiếng Việt. Thực ra, tôi học tiếng Việt cũng đã được mấy năm, lại do một cô giáo dạy riêng. Vậy mà vốn tiếng Việt chẳng ra sao. Thú thật, khi tôi viết những dòng này cũng phải cần đến sự hiệu đính của cô giáo dạy tiếng Việt của tôi.
Tôi đọc thơ Việt thì không hiểu hoặc chỉ hiểu lỗm bỗm. Đây là ý kiến của một số người Việt nam làm việc trong Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trao đổi với nhau (Họ biết trang Sông Lục do chính tôi giới thiệu).
Trước khi thuật lại nội dung trao đổi mà tôi nêu ở trên, tôi cũng nói thêm rằng: bang Alaska quê tôi vốn là xứ sở của núi rừng. Thậm chí, người từ các địa phương khác đến thủ phủ Juneau thì phải đi đường thủy và đường hàng không chứ không có đường bộ. Do đó Alaska có vô vàn dốc trên những lối mòn. Và tất nhiên thi sĩ ở đây cũng đã viết rất nhiều bài thơ về dốc. Tôi muốn nói “xuống dốc” không phải độc quyền của ai cả.
Những người Việt yêu thơ ở đại sứ quán Mỹ đã có những ý kiến sau( Do 6 hay 7 người):
- Không đồng ý khi bảo hai bài thơ cùng tâm trạng. Điều ấy đáng lẽ không cần tranh luận cũng rõ. Bài thơ CHIA TAY MIỀN ĐÈO CAO cho thấy một miền rộng lớn, và “ta” đã và đang xa dần, cảm thấy mình “xuống dốc”. Còn ở bài thơ UỐNG RƯỢU Ở TAM ĐẢO thì “ta” còn đang trong cuộc rượu. “Xuống dốc” mới chỉ là cảnh báo. Sao lại cho là cùng tâm trạng?
- Chúng tôi không phải nhà thơ. Không hiểu vì sao có nhà thơ, trong đó cả tác giả Trịnh Kim Hiền cũng lại cho là trùng tứ? Nếu theo như chúng tôi hiểu thì không có sự trùng tứ ở đây.
- Hai bài thơ đều rất hay. Điều này khiến chúng tôi bàn luận khá nhiều. Bài thơ CHIA TAY MIỀN ĐÈO CAO với mạch thơ êm ả, khẽ khàng…nội dung đưa ra và tứ thơ tưởng như rất bình thường, không có gì gọi là phát hiện lớn lao, cảm như không, vậy mà càng nghĩ càng thấy sâu lắng.
Bài thơ UỐNG RƯỢU Ở TAM ĐẢO với một bút pháp hoàn toàn ngược lại. Đó là những câu thơ băm bổ, gây ấn tượng tức thì và mạnh mẽ, sâu sắc, đưa ra một cái tứ có tính phát hiện.
Khi đọc CHIA TAY MIỀN ĐÈO CAO chúng ta thấy sự trải dài thoai thoải của một miền đèo cao. Còn khi đọc UỐNG RƯỢU Ở TAM ĐẢO ta lại thấy những câu thơ như gợi ra bao dốc đứng ở Tam Đảo.
Mới thấy thơ hay có nhiều kiểu. Có lẽ cá tính khác nhau đã tạo nên những hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Cảm ơn các nhà thơ.
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC":
Cảm ơn ý kiến của Ngài James Bird tùy viên đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Những dòng Ngài viết khiến cho chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi thấy một người Mỹ cũng quan tâm đến thơ Việt Nam; những nhân viên Đại sứ quán Mỹ người Việt cũng yêu thơ và hiểu thơ sâu sắc như vậy thật là quý.
Cảm ơn ngài tùy viên! Cảm ơn các bạn yêu thơ ở Đại sứ quán Mỹ tại VN!
Ý kiến của nhà văn Phạm Thuận Thành
GIỐNG MỘT KHÁC MƯỜI
Trước hết ta phải khẳng định vài điều trước khi bàn chuyện: Bài thơ “Rượu uống ở Tam Đảo” của Quang Đại làm sau, in sau bài thơ “Chia tay miền đèo dốc” của Trịnh Kim Hiền và Quang Đại có biết bài thơ này của Trịnh Kim Hiền vì hai anh đều là thành viên của “Nhóm bút Sông Lục”. Có như vậy thì mới bảo Quang Đại “đạo” tứ thơ và cả “đạo” câu thơ của Trịnh Kim Hiền. Không có lửa làm sao có khói. Nhưng có nghiêm trọng đến mức là “đạo” không thì ta hãy bình tâm phân tích đã. Trước khi có ý kiến tôi đã được đọc một số lời bàn trước, và tôi rất tâm đắc với ý kiến của Bích Nhàn và của ngài tùy viên sứ quán Mĩ. Tưởng chẳng còn gì nói thêm. Song với tình yêu với hai anh và hai bài thơ mà tôi cũng xin được nói vài lời.
Nói về sự giông giống nhau của hai bài thơ ta thấy hình thức chúng nhang nhác nhau về cách chia khổ và số câu. Khổ đầu đều là 3 câu. Số câu của khổ không đều nhau. Câu thứ 5 có hình ảnh “mây trắng”. Câu cuối cùng là hình ảnh đi “xuống dốc”. Bối cảnh hai bài thơ đều là nơi núi cao đèo dốc. Thế thôi.
Nhưng về sự khác thì rất nhiều rất xa nhau.
Trước hết nói về tứ thơ. Bài CTMĐD là sự tự nhận thức bản thân trước thiên nhiên. Tứ thơ này được triển khai qua bối cảnh người đi từ miền núi về đồng bằng bằng các ý thơ rõ ràng. Khổ 1 là sự kích hoạt của cảm xúc, của tư duy qua câu thơ rất gợi “tâm trí xoay tròn gió ở thung”. Khổ 2 là sự tự nhận thức bất ngờ nhưng tất yếu. Con người quá bé nhỏ so với thiên nhiên. Núi cao, rừng già, cây cổ thụ nhưng là thời gian hóa thạch vì rừng núi vẫn xanh, cây cổ thụ vẫn tươi tốt hoa lá. Tuổi của người ta dù là đang trai tráng nhưng vẫn là sự già nua so với tuổi của núi cao rừng rậm. Và chính sự tự nhận thức này cũng làm con người già dặn hơn, chín chắn hơn. Khổ 3 là sự nhận thức về tình cảm thân thiết với người nơi núi cao rừng rậm này. Câu thơ “Chiếc túi để ta đựng những nợ nần” vừa gợi vừa ám ảnh và nói lên sự gắn bó thân thiết với miền đất ta sắp đi xa, đang đi xa. Khổ 4 là sự tự nhận thức về những mất mát không thể cưỡng về những cảnh những tình nơi miền đất đã từng gắn bó thân thiết ấy: “thấy mình xuống dốc”. Khổ kết này được kết cấu rất khéo, đọc lên thấy được cảnh người đang xuôi dần, xa dần miền đèo dốc. Tiếng mõ trâu đặc trưng của miền núi nhỏ dần, người đi dốc bớt dần. Nhưng tiếng mõ ấy cứ lốc cốc trong tâm tưởng ám ảnh người đọc.
Bài URỎTĐ có tứ thơ là sự tự nhận thức bản thân trước xã hội. Bối cảnh núi cao chỉ là cái cớ chứ không phải là đối tượng cảm xúc như bài CTMĐC. Ngay từ khổ thơ đầu đã nói lên sự nhận thức về sự hạn hẹp của thói đời: vật chất yêu thích khiến con người tự làm bé mình đi. Không nhìn thấy nhau mà chỉ nhìn thấy chai rượu và cái cổ chai thấp nhỏ kia bây giờ còn cao to lớn hơn cả núi Tam Đảo. Không thể vin cái thật là ngồi uống rượu trên đỉnh núi Tam Đảo thì tất cổ chai sẽ cao hơn cả núi Tam Đảo về độ cao tương đối. Mà ở đây là thói đời. Dù có ngồi uống rượu ở đưới hang sâu thì cổ chai vẫn cứ cao hơn đỉnh núi. Khổ 2 nói về sự rỗng tuếch khi thực hành uống rượu qua câu “cụng vào hư ảo”. Có thể kẻ nát rượu rỗng tuếch, cũng có thể kẻ nặng tình phải làm giả bộ rỗng tuếch khi mượn rượu. Khổ 3 nhấn mạnh thêm sự rỗng tuếch của những kẻ say xỉn, nát rượu qua một loạt hành động vô nghĩa mà lại cứ cho là cao cả: gắp nhầm ý tưởng, nhai lại sáo mòn, bò mộng mị, đội nón sương mù. Khổ 4 tiếp tục tăng độ rỗng tuếch lên cao trào “đọc nhau nghe câu thơ thượng dốc, khoe nhau tứ thơ chạm trời” để chuẩn bị tâm thế tỉnh táo mà nhận thức sự thật: chả có sự cao thượng nào cả mà chỉ có sự hạ thấp nhân cách, hạ thấp bản thân qua “chai” thôi. Những cao thượng hư ảo chí có trong “chai” chứ đâu có thật. Thói đời ngông ngạo gượng, khoe mẽ nhan nhản. Có khi trong thói đời ấy chính mỗi chúng ta đều có ít nhiều.
Rõ ràng tứ thơ khác nhau, ý thơ triển khai khác nhau. Và đó là khác nhau cơ bản để không thể “đạo” được.
Nhân đây tôi xin giới thiệu một bài thơ cũng nói về sự “xuống dốc” của tôi được tôi thể hiện theo cách của mình. Bài “Đi đường lớn nhớ đường mòn”. Bài này được in trong tập thơ chung của “Nhóm bút sông Lục”.
Nhân đây tôi xin giới thiệu một bài thơ cũng nói về sự “xuống dốc” của tôi được tôi thể hiện theo cách của mình. Bài “Đi đường lớn nhớ đường mòn”. Bài này được in trong tập thơ chung của “Nhóm bút sông Lục”.
ĐI ĐƯỜNG LỚN NHỚ ĐƯỜNG MÒN
Mấy năm được làm người núi
Sáng dậy nắm tia nắng mới
Kéo bổng mặt trời lên chơi
Cười phô hàm răng cuộn khói
Mỗi ngày một lần xuống núi
Cõng nước về trời làm mưa
Tha hồ đè cây đạp đá
Tự vạch đường mòn quanh co
Người núi giàu nhất là mây
Thừa chia miền xuôn miền ngược
Điểm tựa hầm đào hào cuốc
Mây văng từng mảnh rào rào
Khi nào dậy sóng tình yêu
Thổi mây dồn về phương ấy
Em ơi quê nhà có thấy
Chữ YÊU anh viết đầy trời
Bây giờ thôi làm người núi
Lại về với ruộng với vườn
Ngập ngừng đi trên đường lớn
Biết đâu lối nhỏ riêng mình
Mấy chàng ba lô lộn ngược
Ngước nhìn về hướng mây xanh.
Tháng 2/2003
Phạm Thuận Thành
Ý kiến của nhà thơ Tô Hoàn
(Qua tin nhắn điện thoại di động)
Chi hội trưởng chi hội Văn học,
Hội VHNT Bắc Giang
Điện thoại:01669544237
Cùng "xuống dốc" nhưng một dốc của núi đồi, một dốc của nhân tình thế thái. Làm sao lại giống nhau? Chẳng phải bàn cãi nữa!
LỜI BIÊN TẬP "SÔNG LỤC": Xin cảm ơn đóng góp của nhà văn Phạm thuận Thành và nhà thơ Tô Hoàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét