Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Vị văn hay vị tiền


VỊ VĂN VỊ TIỀN
                          Tác giả: Vân Vi


   Thời văn học mới đang định hình nhóm bút Tự lực văn đoàn bỏ tiền túi ra treo giải thưởng văn chương. Giải do họ tự xét. Nhưng rất uy tín và có tính phát hiện cao. Những người được giải đều thành danh. Tác phẩm được giải có tiếng vang và sức sống bền lâu. Vì họ chấm văn vì văn và do đó nền văn học tuy mới phôi thai những phát triển mạnh mẽ.
   Ngày nay người viết đông, tổ chức hội văn thành lập từ trung ương đến tỉnh, có sự hỗ trợ của nhà nước. Giải thưởng văn học luôn là một động lực thúc đẩy văn học tiến lên nên luôn được đặt ra. Nhưng nhiều giải bị lên án vì người chấm giải  không vì văn, hoặc vì văn rất ít, vì những cái ngoài văn thì nhiều. Và người ta đổ cho cái gu của người chấm. Gu tiền, gu ban oai ban phúc, gu dốt... đủ thứ.
   Mấy năm trước ồn ã chuyện chấm giải ở Hội văn Hải Phòng. Bây giờ đang ồn lên chuyện chấm văn ở Hội văn Quảng Nam. Phải chăng việc chấm văn ở những hội êm ả là thành công tốt đẹp, không có chuyện gì? Có đấy. Sóng ngầm bị dẹp yên một cách khéo léo mà thôi. Xin kể ví dụ ở Hội văn Bắc Ninh chẳng hạn.
   Năm 2004 Hội văn có cuộc thi kỉ niệm 60 năm thành lập Quân đội và ngày hội quốc phòng toàn dân. Mảng kí và truyện ngắn chỉ có một giám khảo. Chỉ một thì tha hồ ban oai ban phúc. Muốn sao được vậy. Tất có đi đêm. Nhờ sự quen biết vì cùng sinh hoạt Hội, nhà thơ cao niên Tạ Hồng Quân dẫn tác giả mới và là hàng xóm Lương Quang Đãng đến nhờ giám khỉu giúp đỡ. Vị độc quyền chấm giải giúp bằng cách nai lưng ra hoàn thiện nốt phần chồng mộc người ta mang đến. Kết quả chưa chấm đã rõ. Văn của giám khảo tất phải hơn văn của người khác. Nhà thơ Tạ Hồng Quân đoạt giải nhất kí, tác giả Lương Quang Đãng đoạt giải nhì truyện ngắn. Giải thưởng qua đi nhưng tác phẩm đoạt giải còn đó. Xin bạn đọc tham khảo hai truyện ngắn cùng đồng hạng nhì cuộc thi đó để biết cách chấm văn của Hội văn Bắc Ninh.
   Năm 2006 Hội văn Bắc Ninh có cuộc thi hoành tráng hơn. Có sơ có chung hẳn hoi. Sơ ở hội tỉnh. Chung là nhà văn uy tín trung ương.
   Sơ cuối cùng vẫn chỉ có vị giám khỉu 2004 xếp giải theo sự đồng thuận của chủ tịch hội đồng nghệ thuật tỉnh, tức chủ tịch hội văn tỉnh.
   Chung là nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Ông chung đem cả uy tín đời văn vào cuộc y chiểu này. Chẳng biết ông có đọc không, có chấm không, hay ông chỉ y chiểu thôi cho đỡ mệt, lại hợp ý người chi tiền. Uy của ông thì mấy nhà văn nhãi nhép xứ mù làm sao dám cãi. Thế là ông cứ để mặc con ma to đùng trong người ông tha hồ tác oai tác quái. Nhận tiền chung và y chiểu. Xong.
   Khổ cho mấy nhà văn xứ mù. Đỗ Công Tiềm có nhiều truyện in ở báo Văn nghệ nhất tỉnh bị đoạt giải ba ấm ức. Anh làm như giáo viên coi thi rọc phách truyện của chính mình và truyện nhất đi nhờ bạn bè ngoài tỉnh thẩm giúp. Quả nhiên sự tham khảo đổ dầu vào lửa. Truyện ba hơn truyện nhất. Khổ cái người vì văn một cách vô tư này không phải vai chung. Khiến họ Đỗ định không thèm nhận giải. Nhưng sợ tai tiếng cho cả hội văn tỉnh với lãnh đạo nên đành vuốt bụng cho qua.
 Chẳng hiểu con ma trong người ông Trường to thế nào và cái sự tác oai tác phúc ghê thế !
  Tuy không vừa đá bóng vừa thổi còi, nhưng có điều hơi bị lạ là ông anh ruột vị sơ khỉu lần nào cũng chạm giải, giải vừa vừa thôi, nhì ba nhì nhằng nên ít bị người khác soi. Quả nhiên không thấy hội viên nào phản ứng. Nếu phản ứng thì lần sau đừng có cơ hội chường mặt lên tạp chi hội và cơ hội nhận giải lần sau nữa.
   Đấy, thành công rực rỡ của một cuộc thi văn học mà thực ra ẩn chứa bao sóng ngầm. Chỉ vì chấm văn không vì văn. Làm sao thúc đẩy nền văn học một địa phương tiến lên được. Sao không làm như Tự lực văn đoàn tiền bối nhỉ.
   Thực ra nếu chấm văn có một tập thể, có tiêu chí đánh giá và cho điểm độc lập rồi cộng điểm thì chất tác oai tác phúc sẽ giảm đi. Nhà văn trung ương không nhận lời thì thôi, đã nhận thì phải có trách nhiệm chắc sẽ khắc phục nốt hạn chế về trình độ thẩm định của địa phương, dù đã làm việc tập thể một cách khách quan nhất.
                                                                                 Vân Vi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét