Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN





HỌC GIẢ TRUNG QUỐC NÓI VỀ
 " ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN"

Tại hội thảo “Tranh chấp biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” ngày 14-6 do Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, nhiều học giả Trung Quốc đã đặt lại vấn đề về cái gọi là “đường chín đoạn“ và cách hành xử của Trung Quốc.
* “Chúng ta vẽ đường chín đoạn mà không có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ thể, và cũng không có căn cứ pháp luật... Đường chín đoạn (chiếm gần 80% biển Đông) là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1974”
LÝ LỆNH HOA
(nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc)
* “Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác... Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải được vẽ thành “biển nhà” (của Trung Quốc) như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ”
Giáo sư HÀ QUANG HỘ
(Học viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc)
* “Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì anh không có quyền”
Giáo sư TRƯƠNG THỰ QUANG (Đại học Tứ Xuyên)
nhấn mạnh không thể tự vẽ ra đường chín đoạn
* “Tôi rất không đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng. Cần giải quyết theo Luật quốc tế và theo Luật biển”
Giáo sư TRƯƠNG KỲ PHẠM
(Học viện Pháp luật, Đại học Bắc Kinh)

HẠNH NGUYÊN - ĐÔNG PHƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét