Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

chín người mười làng


Chín  
người
Mười  Làng
TRUYỆN NGẮN
ĐOÀN THỊ TẢO


             Có thể bạn chưa biết những câu chuyện này . Nó không xảy ra vào cái thời có một ông vua bỗng mọc hai tai lừa. Trị vì tại một vương quốc nọ. Ông vua ra lệnh một bác thợ cắt tóc cho mình . Và phải giữ kín chuyện này , nói cho ai biết sẽ bị chém đầu . Các bạn cũng biết đấy bác ta mắc phải căn bệnh nan y không lây qua đường huyết thống . Tên khoa học gọi căn bệnh đó là Bép -Sờ - Xép mà tôi cũng mắc phải từ khi biết đọc biết viết . Vậy chớ nên bảo người bệnh đừng nói ra những chuyện họ biết . Có mà thánh mới giữ được trong lòng .
                
             Tôi chỉ là người kể chuyện ...Xin hãy lắng nghe. Lắng nghe những chuyện tôi kể sau đây (không phải dưới dạng đào hố thật sâu mà hét vào đó như bác thợ cắt tóc, mà những chuyện này được thể hiện qua những con chữ .) 
              Dù có đọc hay không tôi cũng xin chân thành cảm ơn trước ./.  


                                                   Đoàn Thị Tảo













 Những cái kết
 cho một truyện 
dự thi




                     Căn phòng ở tận tầng ba khu lắp gép Cầu Tre , bác tôi chưa dùng tới. Lâu nay vẫn cho chị tôi ở tạm , để đi làm cho thuận tiện . Hôm chủ nhật ấy , chị tôi muốn tổ chức một bữa tiệc nhỏ, chiêu đãi bạn bè, nhân dịp truyện ngắn của chị tôi đoạt giải ba tuần báo Văn Nghệ .
                    Tôi còn nhớ hai chị em thao thức cả đêm, với bao tính toán chọn lựa . Mới năm giờ sáng, cả hai đã dậy , bảo nhau dọn dẹp. Chừng nửa tiếng mà căn phòng sạch sẽ gọn gàng hẳn lên. Hai chị em vào bếp , đứa nấu đứa phụ , xào xáo nấu nướng , mãi mười một giờ mới xong . Đứng nhìn bàn tiệc mà hài lòng. Những lát cà chua đỏ tươi, nép bên lá diếp xanh nõn , đỗ vàng , hành trắng , mộc nhĩ nấm hương , đủ màu , mùi vị ngạt ngào hành tỏi .
                      Khách khứa đã ngồi vào bàn , vẫn mấy ông đầu bù tóc dài tôi quen mặt. Một ông kính cận dầy như hai cái đít chai, đứng lên nâng cốc rượu chúc mừng chị tôi                             
                     - Nào !... Đụng ly ... Chúc mừng nữ chủ nhân! ... Đây là một tài năng đầy hứa hẹn .... Hãy vươn lên !!! ... Vươn lên ... Nào...a...o...Nào! ...                  
                      Sau tiếng nào , tất cả đều cạn chén , cái tang rượu gạo do chính tay mẹ tôi cất   “ đằm” lắm . Bàn tiệc vơi dần , tình khách chủ càng thêm thắm thiết . Lòng chị em phơi phới, chị cũng khéo mà em cũng khéo. Rượu vào lời ra , nghe mọi người lúc lúc lại tặng nhau một giải NôBen mà thèm . Thiên tài phải tìm đâu xa . họ tập trung cả ở đây chứ đâu . Kể ra chuyện văn chương tôi cũng có chút ít năng khiếu . Nghe mọi người bàn luận , tôi chỉ muốn vứt hết công việc mà tóm chặt lấy bút viết văn. Chao ơi ! Vinh quang là đây ! Hãy can đảm mà xông thẳng vào chốn bút mực .                                                                       
                     Hôm chủ nhật ấy qua đi , tôi trở về quê. Bên tai lúc nào cũng văng vẳng lời chị tôi động viên . “ Phải cố gắng mà viết, viết cho thật nhiều”. Thế là lúc nào rảnh rỗi , tôi tranh thủ vật lộn với chữ nghĩa, mà chả đâu ra đâu. Nản quá, ý đồ thành nhà văn đành xếp xó. Cho tới một hôm, được nghỉ phép vài ngày, chị tôi thu xếp về nhà. Đi tìm cảm hứng, cho cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang mà chị ấp ủ từ lâu .Chị động viên tôi viết truyện ngắn dự thi. Địa phương đang có giải Hoa Phượng cho tất cả các thể loại nghệ thuật. Chị khoát tay nói :  
                     Nào ta bắt tay vào sự nghiệp. Đã là nhà văn, ai cũng có dăm ba chuyện tình làm vốn. Vậy thì từng bước, từng bước... Không việc gì mà vội vã, hôm nay truyện ngắn, ngày mai truyện vừa, ngày kia truyện dài .... Có hết !... Có hết ... Miễn sao mình có chí ... Mài sắt sáu thành kim ... Không được nản                                                                                    
                     Theo sự bảo ban của chị, tôi bắt tay vào viết chuyện tình, chuyện của chính mình, ngắn dăm ba trang thôi. Với vốn chữ nghĩa ít ỏi, dù có cố gắng lắm cũng chỉ được đến thế là cùng. Bắt tay vào viết mới thấy khó, ba ngày qua mà tôi nguệch ngoạc được mấy dòng, đưa chị xem, chị gật gù đọc
                       - Chuyện tình dự thi  à ! Được đấy ! ... Cứ lấy chuyện mình ra mà viết cho nó dễ, người thực việc thực. Nhất là phải có câu “ chuyện của riêng tôi tặng cho các bạn gái đang yêu”      
                      Các bạn đừng hiểu lầm nó lâm li bi ai, mùi mẫm nhé. Chỉ khó là người tôi đang yêu ít nói vô cùng, nhất là những câu tình tứ, xúc động giống như trong sách. Có mà thắp đuốc đi tìm cả ban ngày cũng không thấy. Tôi đã cố gợi ý, và chịu khó đọc cho anh ta nghe những lời văn có cánh, những đối thoại rất mốt. Vậy mà anh ta cũng không thể nói nổi một câu khả dĩ có thể viết ra đây được. Âu đành chịu, các bạn thông cảm. Dù sao cũng không thể nói khác đi được, cái chuyện giữa chúng tôi ấy mà, vẫn là một câu chuyện tình chính hiệu:
                     

 Chuyện Rằng                                                                                            

                             Chúng tôi lớn lên trong một xóm biển nghèo. Cùng học một trường, cùng ngồi một lớp. Hơn kém nhau chả đáng bao tháng tuổi. Chúng tôi mày tao như những đứa trẻ trong xóm, rồi thân nhau, quý nhau. Như thể trời sinh ra cu Ngán- Cao văn Ngán để nó chơi thân với tôi. Sau này khi lên cấp hai, Cô giáo Hạnh đổi tên Ngán thành Cao Minh Ngân cho hay. Hắn thích lắm, chiều chạy sang nhà tôi khoe                                                                
                       - Này ! từ nay phải gọi người ta là Ngân đấy nhé ! Hiểu chưa ? Cái tên ấy phải đổi bằng những chùm dâu da chín mọng, vài quả bứa hay sim chín, lúc đó tôi dài giọng ra gọi :
                        - Bạn ...Ng ... â ... n ...ơi ......                                                             
                        Học xong cấp ba, chúng tôi cùng thi trượt đại học. Ngân theo bố đi biển chờ đủ tuổi đi bộ đôi. Còn tôi quang gánh theo mẹ ra bến đón tôm cá, chờ giấy gọi đi học lớp cô nuôi dậy trẻ. Rồi chúng tôi lớn từ lúc nảo lúc nào. Biết xấu hổ khi bạn bè gán gép, biết nhớ khi xa, xốn xang khi gần, cũng mong cũng đợi. Và thầm biết là đã yêu, chỉ cần Ngân mạnh dạn ngỏ lời trước, là tôi cũng thuận theo ngay. Tôi thấp thỏm chờ cái phút trọng đại ấy. Ngân ngày càng lầm lì ít nói, mỗi khi gặp nhau, hắn ấp úng chẳng thành câu. Tôi thương Ngân lắm, da đen sạm, sáng sáng vòng dây chão quá nặng vác trên vai. Ngân đi sau bố qua ngõ nhà tôi, bao giờ hắn cũng ngoái nhìn lại. Nhớ cái hôm đầu tiên Ngân ra khơi, tối về gặp nhau đầu ngõ, Ngân kể say sưa chuyện buông neo, kéo lưới. Bỗng hắn ngưng lời, nhìn sững vào mắt tôi một lúc lâu, rồi hạ giọng thì thầm như sợ ai nghe thấy :                                      
                     - Này... Cậu có biết không ... Chiều mới buồn làm sao ... Mệt muốn chết ... nhớ quá ... Nhớ thật đấy tin không ... Thề này ... Nói đến đây hai tai hắn đỏ lựng, mắt nhìn nơi khác, tôi nín cười trêu lại                                                                                         
                       - Ai bảo sao ... Nhưng mà nhớ ai ... Nhớ bu hả ? ...
                       - Thế mà cũng phải hỏi ... Nhớ ...Nhớ cái cột điện ... Ngân giận, nói dỗi một câu rồi bỏ ra về. Mặc tôi đứng đó vừa thương vừa buồn cười .                                             
                        Ngân ơi ! chúng mình là trai gái vạn chài. Trai lang thang đầu sóng, gái dõi cánh buồm mắt xa mênh mông, sao mà thương thế. Những người đàn ông quê tôi, cần cù, mộc mạc, vật lộn với sóng gió, người thì ngoài khơi, lòng dạ để lại cả đất liền                
                         Tôi vẫn chờ Ngân nói một câu yêu tôi, sao cứ lặng thinh. Rồi cũng tới một hôm, thuyền phải lên đà xảm khói. Chúng tôi được dịp cùng nhau lên rừng kiếm củi, mà lâu rồi hai đứa không được đi chung. Ngân có vẻ xúc động lắm. Hai đứa đi từ sớm, tới rẻo núi quen thuộc, phải qua một phiến đá cheo leo. Trước đây bao giờ cũng thế, lên được tới đó là chúng tôi ngồi nghỉ, phóng tầm mắt ra xa, dưới kia nhà trong xóm bé tẹo, đường đi quanh co uốn lượn. Ngân bây giờ nhanh nhẹn rắn rỏi, hắn thoăn thoắt trèo trước, rồi cúi xuống đưa tay kéo tôi, tôi cố nhún lấy đà, Ngân lôi mạnh. Cả hai loạng choạng tí ngã, vội ôm chầm lấy nhau. Sự gần gũi này chẳng giống như mọi khi, hắn thường buông nhanh cho tôi ngã ngồi xuống đất, và nhe cái răng khểnh ra mà cười. Lần này hắn còn cố níu tôi cho khỏi ngã, nhìn sâu vào mắt tôi, một cái nhìn dài dại. Rồi đột ngột xiết nhẹ vòng tay Ngân hôn vội lên môi tôi. Nói cho thật chính xác, thì hắn hôn lên cái chéo khăn bịt mặt của tôi, thế mà cũng run rẩy choáng váng .
                        Quá bất ngờ, nên tôi đẩy vội Ngân ra, lườm cho một cái rõ dài, giận quá! Ngân lúng túng trước thái độ của tôi, thi thoảng lại nhìn trộm, cả buổi chả ai nói với ai câu nào. Có ai lại tỏ tình như thế bao gìơ, thật phí phạm nụ hôn đầu. Không thể thế được, chí ít cũng phải nói dăm ba câu, thế này thì coi thường nhau quá. Tôi hy vọng có dịp cho Ngân sửa sai làm lại. Về tới nhà, em gái tôi cho biết tin, cả xóm có ba người đã nhận giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự đợt này, trong đó có Ngân . Chuyệh tỏ tình của tôi chỉ có thế, sau này mỗi khi nhắc lại cả hai vẫn còn thấy tiếc .                                                                            
                        Gần ba năm trôi qua, bây giờ tôi đã là cô nuôi dạy trẻ trường xã. Ngân là anh lính hải quân đóng tại Quảng Ninh. Trong thư chúng tôi mới dám xưng hô anh em. Tôi chăm thư cho Ngân lắm, dùng lời lẽ nồng nàn thăm thiêt, mà khi gặp nhau tôi không thể nào nói nổi. Cứ nhìn thấy Ngân ngây ra ngắm tôi miệng ấp a ấp úng , thì những ngôn từ có cánh bay đi dằng nào hết .                                                                                                  
                        Có một lần Hải ở xóm trên, cùng đơn vị với Ngân về phép, sang nhà tôi chơi.  Mới đến đầu ngõ, Hải đã cất cái giọng nặng chịch của người vùng biển, dài giọng ngân nga :
                        - Ngân ơi ....... Bãi cát dài chờ đợi .....Dấu chân em.... lẻ... loi trên cát..... tìm anh Hí...Hí... Thơ ai mà hay thế nhỉ hí ...hí ...                                                             
                         Thế này thì quá đáng thật. Ngân đem thư tôi ra đọc cho nhau nghe đây, được rồi tôi đã có cách. Thư sau tôi mở đầu bằng hàng chữ thật nắn nót , viết to, tô đậm Ngán ơi ! Ngán yêu quý của em ! . Thế là thư tôi không còn lộ bí mật nữa .                                  
                         Đó là những ngày xa cách nhớ thương, tràn đầy hạnh phúc. Ba thư đổi một, mười chữ đổi hai, tôi cũng chẳng tỵ nạnh gì. Tôi hiểu lắm chứ, Ngân của tôi yêu thương nhiều đấy nhưng nói không được , viết cũng không được . Tuần trước tôi nhận được thư Ngân, ý gia đình bên ấy muốn ăn hỏi vào kỳ nghỉ phép này, Ngân muốn biết ý tôi thế nào. Tiếng rằng yêu nhau đã lâu mà chuyện tình của chúng tôi không có gì là đắc sắc lắm , để viết ra đây .Chả nhẽ lại kết như thế này sao
                       “... Một ngày như mọi ngày , ở cái xóm nhỏ ven đê này , bỗng dưng sôi động hẳn lên . Thuỷ triều dâng cao , sóng vỗ vào kè đá , cùng hoà âm với dàn nhạc sống . Tiếng trống , tiếng bats rộn ràng phát ra từ hai cái loa thùng công suất lớn đặt góc sân nhà trai . Tối đó tôi như một nàng Lọ Lem đi trảy hội ,vương niệm , váy áo lóng lánh ánh kim sa. Tôi như đi trên mây, dựa vào cánh tay ôm eo của Ngân , chúng tôi dìu nhau từng bước trong sự ngưỡng mộ của mọi người .”
                       Quả là khó , tôi trăn trở trên trang giấy , dập xoá liên tục . Cuối cùng không thể hơn được nữa , đành phải đưa cho chị tôi . Xem xong chị cau mày cười mũi :
                       - Viết thế này mà đòi dự thi ... Bịa thêm vào ... Chú ý lỗi chính tả ...Câu với cú... Viết lại ! ( Thấy trên nét mặt tôi thoáng vẻ thất vọng . Chị hạ giọng an ủi ) Khổ luyện lắm chứ đâu có dễ ... Phải kiên trì không được nản !
                       Thế này tôi không thành nhà văn được rồi . Viết gì bây giờ ... Tôi chỉ muốn nói với mọi người : Khi đất nước trải qua những biến động lớn , bom lửa chiến tranh hai miền thì chúng tôi còn nhỏ . Đã bao năm nay xóm làng vật lộn với sóng to gió lớn . chúng tôi lớn lên trong sự no cơm ấm áo , học hành . Xóm làng ngày một khang trang , chuyện tình của chúng tôi không thể là một chuyện hay chính hiệu được sao . Tôi ngồi cấn bút suy tư ... Chị tôi thương tình gợi ý :
                        - Hay là thêm vào đó một nhân vật thứ ba, rồi hiểu lầm , đẩy cao trào bằng những tình huỗng bất ngờ , cuộc tình tưởng như tan vỡ . Sau một hồi vòng vo tam quốc , chàng và nàng vẫn tìm được đến nhau... Cứ thế mà phát triển ...
                        Không được ! Như thế chẳng có gì là hay hớm . Tôi nói thật, Ngân mà cứ có quan hệ với ai xem ! Không nói nhiều , tôi chia tay liền! Mặc dầu tôi vô cùng đau buồn . Nhưng những người như thế chỉ là đồ ... bỏ đi . Tôi không thể nào chấp nhận cái chuyện tay ba này được , dù chỉ là bịa cho nó hay .
                     - Có lẽ phải tìm một cái kết bi thảm cho nó độc đáo – Lời chị tôi nói, làm cất ngang luồng suy nghĩ của tôi .
                      Lại còn thế nữa , bi thảm thì chỉ có chết , ai chết đây ? Ngân mà chết , nghĩ đến thế thôi mà tôi đã ngậm ngùi rơi nước mắt . Giải Phong Lan hỏi còn ý nghĩa gì , lấy đâu hứng thú mà viết . Thà tôi chết còn hơn . Vậy thì :
                     “... Trong một cơn bão cấp mười hai , nước biển dâng cao , những cơn sóng lừng lững ập xuống xóm chài bé nhỏ .Tôi cố gắng đưa các em sơ tán lên đồi , sâu trong đất liền . Tới địa điểm an toàn , tôi vội vã quay về xómcũ , chẳng may một gốc thông già , đổ sập xuống người tôi ...
                 Không ! Như thế vẫn chưa hay, tôi nghĩ ra rồi phải như thế này cơ.
                        “...Vì cứu các em nhỏ, tôi đầm mình trong mưa bão quá lâu, nên bị sưng phổi nặng . Trước khi tôi chết , mẹ tôi tới bên giường ( Mẹ tôi chứ không phải bố tôi . Ông cụ chúa gét những chuyện bịa đặt nhố nhăng ) Tôi khóc nói những nguyện ước cuối cùng . Xin mẹ hãy thả chiếc quan tài đầy hoa trắng xuống biển . Để sóng đưa tôi tới với Ngân . Trên nắp quan tài gắn chặt bài vị của tôi kèm theo địa chỉ người nhận .
                          Một sớm mai , mặt trời rực rỡ tuột khỏi vòng tay âu yếm của biển cả . Vông hoa bình thản trôi giữa mênh mông biển trời . Người hoa tiêu trên tầu Ngân , qua ống nhòm phát hiện thấy sự lạ . Đích thân đồng chí thuyền trưởg ra lệnh , hạ xuồng vớt khôi hoa lên.
                          Ngân nhào đến hai tay bới tung những bông hoa không thương tiếc . Nạy nắp quan tài nhìn mặt tôi lần cuối . Miệng gào lên nức nở :
                        - Ơi !...Em ơi ! Sao đến nông nỗi này , lợn cưới đã lớn . Tiền trả ban nhạc sống bố đã cho rồi ... Cuối tháng này anh đã được giải quyết phép . Ngày tốt mẹ đã xem ... sao em lại bỏ đi như thế này ới ...em ...”
                     Và tôi tin đến một nghìn phần trăm , Ngân sẽ ôm lấy tôi , nhe cái răng khểnh ra mà cười , rồi đi đến quyết định :
                     - Em đừng nghe chị ấy xui dại , cần gì giải Phong Lan , cần gì thành nhà văn , em cứ chấm hết ở cái đoạn lúc nãy ấy .
                     Các bạn gái thân yêu ơi ! Chúng tôi đã đi đến – Cái kết cho một truyện tình dự thi . . Mà có lẽ nó hay hơn bất kỳ một cái kết nào . Chỉ có chị gái tôi là chun mũi lại , buông lửng một câu
                     - Láo toét ! ...
                   Thế là giải Phong Lan về tay người khác ! tiếc thật ! ...                                   
  
                                                                                          



  

                             Hoa  Đầu  Lứa


                                       Tặng hương hồn nhạc sỹ ca sỹ ưu tú Huy Hùng
                                     Kỷ niệm 100 ngày mất

                                                                                                                           
                   Thế đấy ! Mới ngày nào mà đã nửa thế kỷ trôi qua . Lứa chúng tôi cất tiếng khóc chào đời , được hoà âm vào bản anh hùng ca Tuyên ngôn lập nước ( năm 1945 ) . Những bước đi chập chững đầu đời đã phải tản cư  , chạy loạn giặc Nhật , giặc Pháp , theo kháng chiến trường kỳ gian khổ .
                   Hoà bình về ta rồi . Các gia đình từ khắp ngả gồng gánh bế bồng hồi cư . Gia đình tôi về lại Hải Phòng . Tuổi cắp sách đến trường , học đếm từ một đến mười , những đứa trẻ ở phố Tám Gian nhà bò , nay là phố Lê Lợi . Đầu phố từ ngã tư Trại lính  kéo dài đến ngã năm Máy tơ , con phố dài là thế , ngóc ngách là thế , lụp sụp những khu nhà tập thể công nhân nhà máy cá hộp , công nhân cảng .. v...v... Nhà lợp giấy dầu đen đúa  bụi bặm .       Đặc điểm nhất của con phố là không chỉ có   mưa mới lụt , khi triều cường hoặc nước rươi , nước từ cửa sông , theo cống tràn ngược về lòng phố . Đó là một khu phố lao động nghèo , cái nghèo tênh hênh mọi chỗ mọi nơi , theo bọn trẻ đến trường chân guốc chân dép tung bụi mù đường . Thành phố cải tạo di dời một nghĩa trang thành trường học , tiền thân của trường Thái Phiên , ngày ấy trường mới có một dẫy nhà hai tầng cho cấp hai nhưng chưa hoàn chỉnh , đã chiêu sinh khai giảng , các lớp phải học nhờ trường bạn , tới đầu học kỳ hai mới được về trường . Đó là những năm đầu thập niên sáu mươi của thế kỷ trước. Trong bọn chúng tôi lúc bấy giờ có năm bẩy đứa yêu thơ , họp nhau lại thành nhóm lấy tên "  Hoa Đầu Lứa " . Trai có gái có , làm thơ  tôn vinh nhau là thi sỹ . Đôi ba tháng ra một tập san  "nội bộ " viết tay , tô xanh đỏ nguệch ngoạc minh hoạ . Những vần thơ vụng dại , tình yêu của con trẻ , nặng mùi tiểu thuyết thứ bẩy . Chàng và nàng vừa quyệt mũi vừa làm thơ . Qua những tác phẩm văn học Đông Tây kim cổ , mà buồn vui với nỗi buồn nhân thế , mà sẻ chia đau đáu với những thân phận con người . Khoảng năm sáu nhăm (1965) sáu sáu (1966) thì tan tác mỗi đứa mỗi nơi . Tuổi mười tám đôi mươi bẻ gẫy sừng trâu , có da có thịt , đang độ phổng phao , giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước . Người xung phong đi bộ đội , vào Nam ,ra Bắc , binh lửa hai miền . Tuổi trẻ chúng tôi pha mầu thuốc súng . Người làm thơ làm thợ . Người trong ban văn nghệ đài giải phóng , gồng mình lên hát át tiếng bom . Người trong đội thanh niên xung phong làm đường , bắc điện ,dạy học dạy nghề ...
                     Trong nhóm có một nhân vật tương đối đặc sắc : - Quần Sơn thi sỹ Nguyễn Đắc Thắng mà trong làng võ mang biệt danh Thắng ba tai , theo học võ tầu môn phái Sơn Đông từ bé . Sánh vai cùng Bẩy Bằng , Hoà tầu ...những "Thất đẳng huyền đai " "Tam đẳng huyền đai ".... Anh nhập ngũ trong đội trinh sát đặc công đi B năm 1966 . Là một người văn võ song toàn . Người thứ hai cũng khá nổi danh là Phùng Huy Hùng , anh công nhân trong đội chiếu bóng lưu động , có giọng hát hay , đa tình , ăn nói lưu loát truyền cảm , chả thế mà khắp vùng ngoại ô thành phố có đội chiếu bóng đi phục vụ qua anh ta đều được chị em ưu ái biết tên biết mặt, rôm trò nhất hội . Lúc bấy giờ các đội văn nghệ nhà máy xí nghiệp hoạt động sôi nổi , đội văn nghệ nhà máy toa xe mạnh nhất nhì thành phố mà anh là nhân tố cưng của đội . Từ đó anh được tuyển thẳng vào đoàn văn công Giải phóng - Oách lắm - . Có lần giữa cuộc hành quân xuyên rừng Trường Sơn , Nguyễn Đắc Thắng nghe thấy giọng bạn hát trong đài giải phóng , Thắng nhẩy lên reo to - Đúng rồi ! Đúng là Hùng hô - răng - ti - nô rồi , một biệt danh mà nhóm đặt cho Hùng , vừa có nghĩa là Hùng hát hay như chú bé ROBER TINO ,nổi danh như cồn lúc bấy giờ , đồng thời cũng là một đặc điểm của Hùng - Hùng răng vổ . Đây là một kỷ niệm khó quên của người lính trên đường hành quân sống chết cận kề , những hình ảnh thân thương nơi quê nhà , tình bạn tình yêu nặng trĩu ba lô , thấm đẫm những vần thơ viết vội  .
                   Nhóm thơ "Hoa Đầu Lứa " còn có sự góp mặt của vài người nữa , tôi sẽ rất buồn nếu như không nhắc ra đây . Chẳng hạn như Đặng Anh Tuấn một con người sống nặng với kỷ niệm tình thương của người mẹ đã sớm ra đi , bởi thế anh mới lấy biệt danh Hoài Lăng thi sỹ . Những vần thơ thương nhớ mẹ hiền ,làm cả nhóm không khỏi ngậm ngùi . Hoặc như Tá Hiền một con người yêu cuộc sống , yêu thiên nhiên , chân thành và.... rất thi sỹ từ trong ra ngoài . Lại còn Đồng Kiêu nữa , một đoàn viên thanh niên truyền thống , với lý tưởng cộng sán , hừng hực tiên phong trong thơ cũng như ngoài đời ....... và thật có lỗi với mọi người khi tôi :- Đoàn thị Tảo tức Nguyệt Liễu thi nương không có mặt trong cuộc gặp gỡ này .
                    Nửa thế kỷ trôi qua , tuổi ngoại sáu mươi , chúng tôi lên lão . Nhóm thơ ấy người còn người mất , người theo nghiệp nghệ thuật , người thi thoảng gửi gấm lòng mình qua những vần thơ ghi lại trong trang giấy ố vàng thời gian  . Bên chén trà thơm , khói nhang hoà quện , nhóm không còn đầy đủ như xưa . Với lòng  hoài niệm , ngậm ngùi tưởng nhớ người sớm ra đi và cả người mới vĩnh biệt trăm ngày . Đọc lại những vần thơ cũ mà không khỏi nao lòng .


                    Có một thời như thế . Nửa thế kỷ trôi qua . Người thở phào xuống ga . Còn con tầu thì đi tiếp.... Thắng ba tai , Đồng Kiêu , Huy Hùng người trước người sau đã bỏ nhóm ra đi theo thuyền Bát Nhã về nơi nước Phật . bạn bè còn lại tìm các anh trong những vần thơ câu hát . Thắp một nén tâm nhang tưởng nhớ bạn hiền

        
 Nửa thế kỷ trôi qua
                 Ngõ nghèo - Ngách thợ
                 Những đứa trẻ quần đùi chân trần làm thơ học võ
 Cơm chưa đủ no
                 Ngật ngưỡng theo cha , theo anh làm thợ    
 Kéo cáp - bốc vác
Trai gái hẹn hò  trà bồm thuốc cuộn
Thơ dăm bài
Chép tay , tô mầu
Buồn nỗi buồn nhân thế
Săm soi câu chữ ....

 Rồi hăm hở vào chiến trường
Quyết tâm đánh Mỹ
Bom rơi đạn nổ
Tranh thủ làm thơ  -  làm thợ 
Thản nhiên nghèo
Tem phiếu chia nhau bát cơm mộc mạch
Đói vui như no

Nửa thế kỷ trôi qua
Người còn kẻ mất
Ngước mắt lên trời
Ngâm cho cỏ cây nghe nỗi buồn nhân thế

Ga lẻ ta về
           Chiều hoang quạnh quẽ .....     


                                                  Đồ Sơn tháng5 - 2007  
                                                                                                          








                                                                                                                                                                                                                               
        Soong hao tìm bạn
                                                                                                                                             


           Mãi đến bây giờ tôi mới có dịp về thăm lại Tân Sơn . Để thực hiện một cái hẹn “chơi hội soong Hao” vào ngày 12 tết hàng năm . Thế mà đã sáu năm trôi vèo qua ký ức . Ngày ấy tôi theo đoàn đi quay bộ phim “con vá”. Chuyện phim xảy ra từ thời đánh Pháp tại một vùng bán sơn địa . Có suối sâu , rừng rậm , phố chợ nghèo nàn , nhà lợp ngói âm dương, không có điện và gười kinh , người dân tộc sống chung với nhau .
        Tìm khắp Bắc Giang chỉ có vùng Tân Sơn là hội tụ đủ những yếu tố mà đạo diễn đòi hỏi . Thời gian ấy Tân Sơn là một trong những xã nghèo nhất tỉnh . Là một xã vùng sâu vùng sa , cách trung tâm huyện Lục Ngạn bốn mươi cây số , còn xuôi về tỉnh cũng ngót trăm cây . Đoàn làm phim tá túc tại nhà văn hoá thông tin . Tất cả căng dây mắc màm ngay trên sàn sân khấu . Buổi tôi nhà văn hoá chạy máy nổ phục vụ điện cho doàn đến chín giờ. Tôi theo bác Kim Lân , một diễn viên già nhất hội, cùng mấy người tranh thủ công tác “dân vận” với các anh - Phân huyện –kế bên . Đây là một cơ cấu chính quyền duy nhất của UBND huyện còn tồn tại đến bây giờ . Sang đó , chè thuốc tiếp chúng tôi là anh Trẹt phân huyện trưởng , anh ở lại cơ quan , chủ nhật mới về nhà . Anh là người dân tộc Sán Dìu , tính cởi mở dễ gần , chả mấy lúc mà đã như anh em một nhà . Anh kể cho chúng tôi nghe về hội hát Soong hao của người Nùng , Sán Dìu . Sán chỉ vào phiên chợ đầu năm . Anh nhớ lại ngày mình còn trẻ , họ rủ nhau từng tốp năm baỷ người đi hội chợ phiên đầu năm ở các vùng lân cận . Từ Tân Sơn đến Đồng Mỏ ,qua Lạng Sơn , rẽ Sơn Động , Biển động , xuôi về Chũ, Lục Nam , Lục Ngạn . Cứ thế cho đến cuối tháng hai , họ lang thang chơi xuân hát hội . Anh Trẹt còn là một người có giọng hát ngân nga vang vọng nhất . Không những thế anh lại còn là người nhớ nhiều câu hát , vận dụng nhanh nhạy .
       Anh bảo : Người Nùng người Sán Dìu gọi là hát Soong hao còn người Tày ngưới Dao gọi là hát Soong coóng . Đó là câu hát giao duyên của trai gái hát đối đáp với nhau , mỗi độ xuân về , tết đến . Tháng giêng , hai, đâu đâu cũng hội , bà con các dân tộc váy áo đủ màu sắc , rủ nhau chơi chợ . Tân Sơn mở hội vào ngày 12 tết bà con xuống núi từ chiều hôn trước. Đêm đến từ sườn núi này ... từ sườn núi kia ... vang vọng tiếng à úi... à ơi...Họ hát thâu đêm suốt sáng , cuộc hát tự phát , từng tốp ,từng tốp không có sự sắp xếp của ban tổ chức...
             ... Em ngắt lộc vải cho cây đơm hoa
                Nỗi nhớ trổ bông hương bay tìm bạn
                Con ong con bướm đến hẹn tìm về ...
          Hoặc:
                 .... à ...úi .... u...i...  ...  ...à...
                Người ơi ba đèo không xa
                Em rót bát rượu tay trái đeo vòng bạc
                Uống với nhau hết đêm
                Em theo về  nhà
                Chào người già , chào cha , chào mẹ
                                                      à ...úi ... à
                      
        Cứ thế ! câu hát cũ đan xen câu hát mới . Họ luồn đồi lách núi tìm nhau . Những đống lửa nhỏ bập bùng đó đây ,xua đi màn sương trắng . Trời sáng dần , tay trong tay, lang thang khắp chợ , nhìn ngắm cho đã mắt. Có khi chẳng mua gì , làm bát thắng cố cho ấm bụng rồi chếnh choáng đi ... .... chếnh choáng về ...
      Đó là chuyện ngày hội anh Trẹt kể tôi nghe từ sáu năm về trước . Tân sơn bây giờ khác nhiều rồi , phố chợ đã có điện . Có hiệu chụp ảnh số , hàng váy áo cưới , trang điểm cô dâu như dưới xuôi , cửa hàng ga ,ti vi ,tủ lạnh , đầu đĩa .... Nghĩa là điện đi đến đâu , đồ điện , điện tử theo chân đến đó . Phố ... huyện cơ mà ! .... Còn đâu những quán nước nghèo mái lá , bán quả chuối bánh đa , củ khoai gióng mía . Nhất thiết phải có điếu cầy và vài ba cái bát úp sấp . Hàng cơm , hàng phở  nhà ở  ven suối nay cũng còn đâu những tuốc pin nho nhỏ đặt dọc con suối . Họ đào đắp  “ lót ổ cho tuốc pin đẻ điện” , thế cũng đủ dùng cho cái quạt cây, quạt bàn và dăm bóng đèn công suất nhỏ đủ nhìn rõ mặt người .
       Bây giờ phố chợ Tân Sơn của tôi vào hội, điện sáng trưng, nhấp nháy xanh đỏ rực rỡ . Vang vang , náo nhiệt bởi âm thanh từ những chiếc loa thùng xập xình mở hết cỡ . Thế mà khoảng quá tám giờ nhạc ấy cũng không át được tiếng  à ...úi , đâu đó đã vang lên . Gần chúng tôi nhất là tiếng hát của chiếc loa pin bên sườn đồi sau nhà văn hoá
                ... Em ơi ở đâu sao không tới
                   Hay em sợ con suối
                  Nước dâng qua mặt kè tràn
                  Để anh cõng em sang
                  Hát với anh câu Soong hao năm ngoái ....
                     
       Cái anh chàng chơi ngông này cứ à ...ơi ...   bằng chiếc loa pin mà chỉ có tiếng xập xình hoạ lại . Không hiểu bạn hát của anh ta còn lang thang nơi đâu , để anh da diết gọi tới nửa đêm . Đôi loa thùng cũng mỏi không hát nữa . Còn anh ta chắc cũng hết pin , âm thanh chỉ là những tiếng rọt rẹt ...ọ ...ẹ ... rồi im hẳn . Núi rừng chìm vào màn đêm sương dày dặc. Đó đây còn những đốm lửa trại leo lét và những tiếng hát vo vọng xa bảng lảng từ sườn núi này ... từ sườn núi kia . Trai gái say sưa đối đáp , tự tình, bộc lộ lòng mình qua câu hát . Hát hết mình , hát hết tình cho đẹp lòng nhau . Cho những người như tôi , anh Trẹt , chị Dần ,Cô Hà , cô Xuân ngủ không được . Bâng khuâng lạc bước về quá khứ , về những đêm hội năm xửa năm xưa ...
         Tôi không lấy gì ân hận khi bỏ qua hội Lim cũng tổ chức cùng ngày , Đó là hội hát quan họ , nhưng nặng tính xếp đặt , có nhiều chất kinh doanh thương mại . Từ Bắc Ninh vượt quãng đường dài ngót trăm cây số để đêm nay kịp nghe hát Soong hao . Cho dù chẳng hiểu mấy về lời ca, nhưng giữa núi đồi trùng điệp đậm  khí sắc đêm xuân . Lời ca vang vọng da diết , lúc trầm lúc bổng , lúc buồn vui réo rắt lan toả khắp núi đồi . Dậy lên trong tôi một nỗi buồn mênh mang , như yêu như say như mình đang hát . Cảm ơn những nghệ nhân Soong hao đang hát giữa đất trời đêm nay . Tôi đã thoả lòng mong ước mà sáu năm dài hứa hẹn. Đên nay tôi được hưởng đích thực một đêm hát soong hao. Như giòng chữ lớn trên băng rôn căng nơi cổng chào nhà văn hoá “ Chào mừng lễ hôi văn hoá các dân tộc miền núi xã Tân Sơn” mà tôi đã kịp đọc lúc chiều . Chỉ đến sáng thôi, trong cái ồn ã của mọi người chen chúc mua bán , chợ họp từ tờ mờ sáng . Và soong hao lên sân khấu , váy áo đủ màu cùng nền văn minh thức dậy . Sẽ không còn nữa cái cảm giác này ...
                     Phố chợ khác xưa rồi , nhà mái bằng xen nhà tầng . Không còn nữa cái quán vách đất , liếp che , mái lá . Em tôi ngồi bán quà quê bát nước ,thuốc lào kẹo lạc, tấm mía củ khoai, đã vào phim từ sáu năm về trước . Chỗ ấy bây giờ là một nhà hàng cửa xếp , đá hoa . Tôi hỏi thăm em , người chủ mới cho biết : Em tôi để lại hai con nhỏ gửi vợ chồng cậu em trai , cùng cửa hàng quần áo cưới cách đây vài chục mét .
                     Em tôi đi lao động xuất khẩu Đài Loan chưa về... 
                                
                    
                                                                              Xuân Bính Tuất  -  2006
                                                                                 Tân Sơn Lục Ngạn
                                                                                     


                                       Ngã  tư  cô  gái                      
                               



                   Theo ký hiệu ghi trong bảng phân công công việc của ngày hôm nay , tại điểm cảnh giới K27 có hai người là Tuấn và Hùng . Tuấn chỉnh tề trong bộ quân phục thong thả ra khỏi đồn tới nơi thi hành nhiệm vụ của một chiến sỹ cảnh sát giao thông.Tuấn quê ở Thuỷ Nguyên , chưa vợ , ở tập thể . Hôm nay anh đi sớm , mở khoá vào trạm gác , sắp xếp lại một số vật dụng , sổ sách .
                   Đây là giao điểm của hai con đường có lối rẽ vào cảng , mật độ phương tiện giao thông tương đối đông vào giờ tầm . Nơi đây chưa được lắp đèn tín hiệu , thế mới vất vả cho cảnh sát . Đường phố đông dần , Tuấn và Hùng ra khỏi trạm tìm chỗ đứng thuận tiện cho việc quan sát .
                   Kít .....rầm .... tiếng kim khí va chạm vào nhau , thế là có chuyện rồi . Hai chiếc xe đạp xô vào nhau đổ kềnh , nằm chỏng trơ bánh trước còn quay tít  hai người đàn ông mặt đỏ tía tai lớn tiếng
                   - Anh bảo ai mù ....ăn nói bố láo
                   - Đi thế còn không mù à
                   - Thôi hai ông ơi ! Đi đi ! Muộn làm rồi . Ai đó mau miệng can ngăn.
                   Chỉ một phút thôi mà xe đã dồn lại . Tuấn thổi còi giải tán , bước ra can thiệp. Đương sự lên xe đi về hai phía , còn ném vào mặt nhau cái nhìn tức tối . Thật là những người nhiễu sự , việc đã rồi , ai mà chả vội , nhường nhịn nhau một tí thì đã sao . Không can thiệp kịp thời  thế nào cũng to tiếng , có khi còn dẫn đến ẩu đả . Giá có điều lệ phạt thật nặng những anh Chí thời hiện đại này nhỉ .




                   Tuấn giơ tay xem giờ , đi lại một chút cho thư giãn . Từ xa anh phát hiện một chấm đỏ nổi bật giữa dòng người đang chuyển động , không hiểu sao cái chấm đỏ ấy làm anh chú ý , có phải nó quá nổi bật hay nó chuyển động quá nhanh , lạng lách ngoằn  ngoeò , trên xe là một cô gái áo khoác đỏ , khăn hoa đội đầu cũng đỏ choé , gò rạp người đạp mải miết , uốn  éo như một diễn viên xiếc . Tuấn cau mày , thoáng vẻ khó chịu , anh chúa ghét dạng con gái nhâng nháo như thế . Hay gì cái cung cách ấy cơ chứ , chẳng sớm thì muộn cũng sảy ra tai nạn cho mà xem , sắp tới ngã tư mà cô ta có giảm tốc độ đâu . Chiếc xe đua càng tôn thêm vẻ ngông nghênh , mặc dù ghi đông có được cải tiến , một túi sách nhỏ ngoặc vào tay phanh không ngừng lắc lư . Để rồi xem, liệu có sảy ra sự cố gì không , của này là nỏ mồm lắm đây , nếu cãi bướng , xin mời về đồn giải quyết . Bắt đọc thuộc luật lệ giao thông cho bõ ghét .
                   Ai ...chà ...chà ! táo tợn thật , tranh thủ vòng cua ngắn nhất tại ngã tư , chiếc xe đột ngột rẽ trái . K...i...t...kít ... Không kịp nữa rồi , cô phanh gấp , xe đứng khựng lại . Vắt chân qua yên , nhanh như một con mèo cô nhảy phắt xuống đất . Bánh trước nằm ngang chắn đầu xe của một bác công nhân có tuổi . Ông loạng choạng tí ngã, ông nhanh tay ghì chặt ghi đông xe cô gái gìm lại , chân chống xuống đất. Ông quắc mắt nhìn thẳng mặt cô . Tuấn gật gù đắc ý, đã bảo mà , có sai đâu , đâm vào người khác là cái chắc . Tuấn xuống đường đi thẳng về phía hai người . Cô gái như biết lỗi cúi mặt nhỏ nhẹ .
                   - Cháu xin lỗi bác !
                   Thấy cô đã đứng vững , bác mới buông tay khỏi ghi đông xe cô , cô ngẩng đầu nhìn ông với bộ mặt con trẻ , đôi mắt tròn mở to chớp chớp , trông đến tội nghiệp . Tuấn đã đến gần hai người , tay vo vo cái còi sắt , trời lạnh mà hai má cô gái đỏ hồng như trái chín . Cô thoáng nhìn nhanh về phía Tuấn , đôi mắt nâu sáng long lanh , ánh vẻ thông minh . Cô hướng về phía bác thợ , nhoẻn một nụ cười tươi rói :
                   - Cháu muộn họp ! Bác thông cảm , cho cháu xin lỗi . Hàm răng trắng đều giọng nói âm áp nhỏ nhẹ dễ thương . Cô lại nhoẻn cười cúi chào hai người , bác thợ già cơ mặt giãn ra trước sự tươi tắn của cô gái . Thật cũng lạ , sự khó chịu trong Tuấn  cũng dịu dần .
                    Với lòng độ lượng , bác lắc đầu như nói với Tuấn .
                   - Thế đấy ! - Rồi tránh sang một bên  để nhường đường .
                   - Cháu cám ơn bác .- Không hề nhìn Tuấn , cô cúi đầu chào bác ,rồi lên xe đi thẳng .
                   Tuấn xững người nhìn theo . Không chủ định  anh đã đưa chiếc còi lên miệng từ lúc nào , như muốn gọi cô đứng lại . Bác thợ trước khi đạp xe đi , nhìn sang Tuấn và nói :
                   - Thôi anh ạ ! Ai chả có lúc vội , châm chước cho người ta .
                   Và chiếc còi (được giữ bằng sợi dây dù , quàng qua cổ ) buông rơi nằm án ngữ nơi trái tim anh , anh nhìn theo ....cái chấm đỏ len lách xa dần . Từ lúc ấy anh như phàt hiện một điều gì mới mẻ , lòng thấy vui vui , xen chút tiêng tiếc . Có phải chăng là nụ cười cô gái , nó dễ thương làm sao , nó gây được thiện cảm với mọi người , kêu gọi lòng vị tha , làm nỗi bực mình của bác thợ già tiêu tan , sự đố kỵ trong lòng Tuấn cũng vơi dần . Nụ cười  ấy cứ vương vất trong mỗi gương mặt của người qua lại , từ cụ già lưng còng níu tay nhờ dắt hộ sang đường , tới em bé vẹo vọ trên chiếc xe người lớn .



                   Chiều nay như mọi chiều khác . Khi tiếng kẻng tan tầm từ đâu đó vang lên người đi lại bắt đầu đông dần , ồn ào sôi động . Tuấn như chờ đợi cô gái xuất hiện , đây rồi trên con đường ngược chiều lúc sáng , cái chấm đỏ bé tẹo hiện dần từ xa , hút lấy tầm nhìn của anh . Hình như trong Tuấn có chút hồi hộp . Có điều cô gái đi thong  thả lẫn trong dòng người , cái mầu đỏ ấy cũng không làm người ta gai mắt , không mất đi dáng vẻ dịu dàng , đáng yêu . Cô thản nhiên đi qua ngã tư hình như không còn nhớ tới sự cố lúc sáng . Cô đi qua chỗ anh đứng cũng không thèm để ý nhìn anh . Tuấn thấy buồn , chen chút tự ái , có cái gì nghèn nghẹn cổ . Chả nhẽ con người lại vô tình đến thế sao . Rẽ ngoặt rồi , cái chấm đỏ chỉ còn nhấp nhô trong dòng người xuôi ngược . Tuấn nhìn theo .theo mãi .



                   Cứ theo lịch đều đặn phân công luân chuyển , một tháng anh lại có một tuần cảnh giới ở ngã tư này . Và mỗi ngày trong tuần ấy , anh có hai lần gặp mặt cô gái vô tình ấy đi qua , mà cũng chỉ vỏn vẹn chưa đầy một phút . Để rồi anh ước ao , lại có một lần muộn họp nào đó , cho cô vội vàng xô phải xe ai tại chính ngã tư này , để anh có dịp nói vài câu ( ai mà biết được là những câu gì ) . Cái chính là anh được nhìn thấy cô cười lần nữa , cho người ta gần gũi nhau hơn , cho nỗi bực tức , lòng đố kỵ hẹp hòi tan rã .
                   Tối tối bên ngọn đèn bàn trong phòng khu tập thể , Tuấn vẫn có thói quen ghi nhật ký . Và cũng từ hôm đó trong sổ của anh , luôn xuất hiện cụm từ được ghi đậm , gạch dưới như tối nay : " ...ngày mai cảnh giới tại  Ngã tư cô gái . ....." . Cụm từ đó để  thay thế cho một mã số ghi trên bảng phân công công tác trong phòng làm việc là "Điểm K27 ". - Tuấn buông bút mỉm cười , nhìn sâu vào màn đêm qua khung cửa sổ  - lại một tuần chờ đợi .
                                      
                                                            *      *
                                                                *

                   Có ai biết bảo giùm cho cái cô gái áo đỏ , khăn quàng cũng đỏ vẫn đi làm qua ngã tư ấy , biết chuyện này . - Hãy cười lên , đừng vô tình thế , cười lên đi cho lòng nhân ái tràn ngập thế gian này .,. 



                                                                                


                                                Ngay nghỉ cuối tuần 





                   Cuộc sống của vợ chồng tôi lâu nay có điều gì không ổn , bức xúc , ngột ngạt . Sẩy ra nhiều cuộc đụng độ không đâu vào đâu, lý do rất vớ vẩn . Cái hót rác gãy cán , vậy mà chúng tôi sẵn sàng lao vào một cuộc khẩu chiến .Kết cục cả hai đều trở thành những kẻ chẳng ra gì qua lời lẽ của nhau . Những câu nói thiếu suy nghĩ tha hồ tuôn ra cho sướng miệng . Hòng giải toả nhiệt độ đang bốc lên ngùn ngụt trên đầu . May quá , trên một tháng nay , không khí gia đình tôi được cải thiện , nhờ vào chính sách cán bộ công nhân viên được nghỉ hai ngày cuối tuần .
                   Tuần đầu tiên , chúng tôi dành cho giấc ngủ đẫy mắt , tám giờ mới bình minh . Trước khi ra khỏi giường , chồng tôi vươn vai , tiện tay kéo sát tôi vào ôm chặt . Lâu lắm rồi chúng tôi đâu có điều kiện trao nhau " cái chào buổi sáng " như thế này . Thường thì công việc không cấp thiết trong tuần , tôi dồn  cả vào ngày chủ nhật . Mang tiếng là ngày nghỉ , mà tôi lao động năng xuất bằng mấy ngày thường . Tôi phải dậy từ sớm mới thực hiện hết chương trình đã lập .
                   Quay đi quay lại , đã tới thứ sáu của tuần thứ hai .Có thì giờ rảnh rỗi những hai ngày cơ mà . Anh ấy bắt đầu động chân động tay tới những công việc của người đàn ông trong gia đình . Nào sửa công tắc quạt , buộc cái dây phơi , việc quan trọng hàng đầu là làm ngay một tay cầm chắc chắn cho cái hót rác . Trông anh ta làm những việc đại loại như thế , thằng con thì lăng xăng bên cạnh luôn mồm " con giúp bố " tôi vô cùng xúc động . Công việc này anh ấy vẫn cho là vặt vãnh, nhưng nó biểu hiện tình cảm chăm lo cho gia đình  . Để thực hiện việc " có đi có lại " , buổi trưa tôi làm hẳn một bữa bún chả nem rán . Bố con ăn thật thoả thích , vừa no bụng vừa ngà ngà men rượu , cả nhà làm một giấc tới chiều . Cứ thế những ngày nghỉ của những tuần tiếp theo , chúng tôi có thì giờ xích lại gần nhau , quan tâm đến nhau hơn , tạo được những niềm vui nho nhỏ , ăn dè cũng được đến thứ sáu tuần sau .
                   Một điều quan trọng đã sảy ra vào hai ngày nghỉ của tuần vừa qua , khi các cháu học sinh cũng được nghỉ hai ngày . Anh ấy quyết định cả nhà sẽ cùng về quê vào sáng thứ bẩy , làm một cuộc pích-ních nho nhỏ . Tiếng là quê , nhưng nào có xa xôi gì , đoạn đường hơn chục cây số , rải nhựa đến tận ngõ nhà tôi . Xe mới vượt qua khỏi cầu Rào , không khí đã khác hẳn . Thoáng đãng mát mẻ , đâu có đặc quánh như trong phố . Cả nhà tôi ai cũng mở căng lồng ngực hít thở . Quá phấn khởi hai bố con đánh nhạc mồm bài hát cháu yêu bà " tà ta tà ....tá  ta tà tá ...." . Xúc động nhất là lúc mẹ tôi ra mở cổng . Thấy cả nhà cùng về , cụ đứng sững lại , tưởng có chuyện gì, nhưng thấy vẻ mặt chúng tôi hơn hớn , cụ thở phào nhẹ nhõm . Con tôi nhào xuống ôm chặt lấy bà , nó hỏi đủ thứ , làm bà cụ không kịp trả lời . Sau phút vui mừng gặp mẹ , tôi thấy ân hận trong lòng . Nhìn ba gian nhà sạch sẽ gọn gàng, vẫn không dấu được sự vắng vẻ đơn côi . Mẹ tôi tuy tuổi đã cao nhưng cụ còn minh mẫn , nhanh nhẹn lắm. Cụ luôn chân luôn tay ,bới việc ra mà làm cho nó khuây khoả . Vợ chồng tôi thường thay nhau về thăm nom cụ , chủ yếu vẫn là anh ấy . Tôi có đến cả tháng mới về được một lần . Mà có ở chơi cũng được nửa ngày lại sấp ngửa đi ngay . Đã bao lần tôi động viên cụ bán nhà ra ở với chúng tôi . Lúc trái gió trở trời , có con có cháu , cụ đâu có nghe .  Nghĩ càng thương cụ , lấy chồng từ thủa còn trẻ con , do hai bên bố mẹ sắp đặt thế mà hai cụ ăn ở với nhau mấy chục năm trời êm thấm , có sao đâu . Ông nhường nhịn bà , bà chiều chuộng chăm sóc ông . Bố tôi thay áo hồi cuối năm ngoái , thế mà mẹ tôi vẫn quen hương khói thường xuyên . Hoa trái vườn nhà , nếp thơm , cơm mới là cụ lại bầy lên ban thờ sì sụp khấn vái mời cụ ông về thụ hưởng .
                   Bữa cơm trưa hôm ấy tôi nấu riêu cua đồng , hoa chuối thái nhỏ , trộn với rau diếp rau thơm , tất cả đều của vườn nhà . Bà cháu bố con xít xoa khen ngon . Cụ bảo : " lâu lắm mới ăn một bữa rau gém , mát cả ruột " . Nghe chúng tôi bàn nhau chiều muộn hãy đi  cho nó mát, Cụ lẳng lặng ra vườn  , vứt một nắm thóc , lừa bắt con gà mái đang gại trứng béo mầm , nhốt lại . Nghe tiếng gà kêu , hai bố con vỗ tay reo to "...hoan ...hô bà !..." . Chiều lại một bữa quây quần con cháu , phải ăn sớm cho chúng tôi còn lên đường . Tiễn chúng tôi ra đến cổng , bà cháu ôm nhau bịn rịn khó rời . Trước khi nổ máy chồng tôi còn nói với cụ :
                   - Bà ơi , bây giờ tuần nào chúng con cũng được nghỉ hai ngày liền cơ . Bà yên tâm . rồi chúng con cho cháu về luôn . Phải nói là bà rất sáng suốt khi không bán nhà . Con công nhận ở quê thích thật ..... Đây chính là nhà nghỉ cuối tuần của chúng mình phải không em? - Anh ấy quay lại nói với tôi mà nét mặt tươi hơn hớn .
                   Sau lần về quê ra , gia đình tôi ,mọi người đều cảm thấy gắn bó thân thiết nhau hơn . Hai bố con anh ta bữa cơm chiều nào cũng lên kế hoạch về quê trong ngày nghỉ cuối tuần.  Còn bắt tôi chi tiền sắm cần câu , sắm giỏ . Có một điều tôi chiêm nghiệm thấy : môi trường trong sạch , thoáng đãng , cảnh sắc thơ mộng , vợ chồng ít cãi nhau hơn . Nếu mọi người không tin thì cứ hỏi bên tư pháp sẽ rõ . Họ sẽ cung cấp ngay số liệu về tỷ lệ ly hôn ở nông thôn ,sẽ thấp hơn nhiều so với thành phố . Mặc dù ta thừa biết ở nông thôn cũng không thiếu gì những ông có tính "hảo ngọt " và những bà sồn sồn ..... tớn tác


                                                                      








                                          
                        Duyên  Âm 


                    1   Khi tôi ba mươi lăm tuổi , người đầu tiên bấm lá số tử vi cho tôi là ông thầy cúng bậc sư phụ của chú tôi. Ông cùng chú tôi ở dưới quê lên chơi . Thầy bấm đốt ngón tay an sao rồi phán rằng : 
                  - Người này cao số lắm đây... Mệnh có cô thần quả tú ...Có đào hoa cự môn xung chiếu ... Mã khốc khách , lâm cung tỵ . Đường chồng con vất vả, lấy chồng muộn mới tốt , có lấy sớm cũng chôn người ta sớm . Đã chả chính thất thì chớ , cung tử lại dị bào ,mẹ gà con vịt , lít nhít nuôi một lũ con chồng . Số khốn nạn con ạ ! Đi tu mà tạo phúc, may ra còn bảo có người nghe , đe có người sợ ....
                   Mẹ tôi lườm thầy rõ dài , rồi quay xuống bếp trách chú tôi : chú có đưa ngay ông ta đi không ... thầy bà gì ... chỉ được cái nói lăng nhăng. Con gái người ta như tấm lụa nõn , lấy đâu chẳng được chồng . Sau chuyện ấy, mẹ săm soi đám bạn trai của tôi cốt tìm con rể quý , thi thoảng mẹ lại nhắc tôi “  tuổi băm nhăm  cũng là muộn rồi đấy, liệu mà chồng con !.”. Mẹ ghét ông thầy tử vi thật , nhưng lời ông nói cũng làm mẹ băn khoăn . Qua tuổi ba nhăm, tới ba tám, rồi ngấp nghé bốn mươi, mà tôi vẫn chưa tìm thấy cái nửa kia của mình . Nào tôi có kén chọn gì cho cam , cũng đâu thua chị kém em cho lắm . Với tính cởi mở dễ thương, tôi giao du rộng rãi . Người yêu cũng chả ít , nhưng chẳng mối tình nào đi được tới hôn nhân . Với tôi chuyện đó không mấy phải lăn tăn suy nghĩ , nhưng với mẹ tôi thì khác , cụ sốt ruột nhìn thấy đám bạn của con gái vơi dần. Họ bận bịu với vợ , chồng con cái, mà con mình vẫn “ Trơ gan cùng tuế nguyệt .”. Cụ buồn , rồi cụ đi xem bói cho đường tình duyên của tôi. Một cô đồng nghe đồn giỏi lắm mãi tận bên Trại Chuối.Cô khơi khơi phán rằng :
                    - Này cô bảo cho cái ghế già biết nhé ! Nhà ngươi mau mau cắt duyên âm cho con gái đi . Có một cái vong chết trẻ nó theo đấy.Hứa hẹn gì với người ta thì xin giải lời thề ....
                       Bao nhiêu năm rồi , trải qua sóng gió thăng trầm của cuộc đời , tình bạn tình yêu trắc trở, đường chồng con của tôi , không mấy may mắn . Người yêu tôi , và cả người tôi yêu độ năm bảy đám , nhưng chẳng đâu vào đâu . Xoay sở mãi mà tôi không có nổi người đàn ông cho riêng mình , để trịnh trọng đặt vào cái chức danh thiêng liêng  “ Phu Quân ” cho ổn thoả . Với tôi thì không lấy gì làm buồn cho lắm . Nhưng ... lại là nhưng ... Mẹ tôi sốt ruột ghê gớm , nhất là khi tôi đã bước qua ngưỡng bốn mươi . Dạo này sức khoẻ của cụ có phần kém sút, không biết ra đi lúc nào. Cụ bảo với mấy bà bạn đi chùa :
                      -Nó  chưa đi lấy chồng , tôi có chết cũng không nhắm được mắt ! Nó ngang bướng lắm , bảo làm hình nhân thế mạng, mời thầy cắt mối duyên âm, nó gạt phắt , bảo với tôi : Mẹ đừng có tin vào mấy người đồng cô bóng cậu, nói lăng nhăng nhảm nhí ...
                       Mẹ nói nhiều, tuy không tin nhưng tôi cũng phải chiều theo ý mẹ cho cụ vui lòng. Khổ một nỗi, thầy bói cứ khăng khăng một mực, là tôi đã hứa hẹn nặng lời . Vong này chết trẻ lại được hầu hạ cửa cha cửa mẹ, nên không thể tróc nã được . Phải lập bài vị mà thờ như một đời chồng , ngày đêm hương khói . Người ta có căn duyên với mình, có tên trong sổ ông tơ bà nguyệt , đâu phải gió trăng theo đường theo chợ. mà giũ bỏ . 
                     Thế là cụ nháo nhào lễ bái đó đây, đền nọ phủ kia. Mà con gái cụ vẫn không đậu được bến nào trong mười hai bến nước . Tôi bước qua tuổi bốn mươi cũng đồng nghĩa với tuổi ế chồng . Cụ căn vặn nhỏ to đêm ngày. Cụ bảo tôi hãy nói cho cụ biết cái vong đó là ai để cụ lập đàn cầu siêu cho người ta được giải thoát mà buông tha cho con gái cụ . Tôi nghĩ mãi mà không ra. Có vài ba người bạn trai đi bộ đội , hai người hy sinh trận chiến Mậu Thân 1968 . Cả hai đều có người yêu sắp cưới – nhưng không phải là tôi. Chuyện còn chưa ngã ngũ ra sao thì mẹ tôi đột ngột lâm trọng bệnh. Cụ ra đi sau đó ít lâu . Không hiểu sao cụ đi rồi mà chuyện cái vong kia lại ám ảnh tôi đến thế . Đây là lúc tôi nghĩ đến Khang ,cậu bé đầu trọc lớp 5A trường Lý Tử Trọng . Chả nhẽ Khang theo tôi sao ?... 


 


                       2  Hai đứa tôi cùng học lớp 5A . Tuổi chừng13-14 , làm sao tôi có thể thi vị hoá chuyện tình cảm của những đứa trẻ vào tuổi ấy được . Không hiểu sao các bạn trong lớp  lại gán ghép tôi với Khang . Tôi xin lấy danh dự của một học sinh mà đảm bảo:- chúng tôi không có gì một nghìn phần trăm  ( Sau này thì tôi cho rằng đó là điềm báo của định mệnh ) Sự gán ghép ấy cũng làm chúng tôi phần nào ngượng ngùng và có chút ý tứ hơn, không dám “vô tư đi ” như trước nữa.
                         Khang mê đá bóng , là một cầu thủ xuất sắc trong đội bóng trường tôi . Khang là một trò nhỏ so với các anh lớp 6, lớp7 nhiều tuổi hơn , nhưng được cái nhanh nhẹn hoạt bát , chan hoà, cởi mở nên được nhiều người quý mến . Thường thì sau khi tan học , đội bóng tụ tập nhau dàn trận trên bãi cỏ trong công trường xây dựng nhà hát nhân dân ( hồ Quần ngựa ). Chính bãi cỏ mênh mông ấy cũng là nơi kiếm sống của các cư dân bốn chân : Trâu , bò, chó, lợn . Rồi tới một chiều định mệnh oan nghiệt – Cả đội  mê mải vờn bóng , mồ hôi nhễ nhại trên sân cỏ hò hét inh ỏi . “Sân bóng” thiên nhiên này nhan nhản mảnh chai ,đinh gỉ và cả phân trâu bò ... Khang bị cuốn vào trận đấu gay cấn quên cả bàn chân đau với vết mảnh chai xẻ toạc không chịu hàn miệng từ chiều qua. Vết xẻ được buộc qua quýt bằng miếng giẻ bẩn thỉu bụi bặm . Những bãi phân trâu bò bị dẫm bét nhè, tơi tả. Chính nó là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của Khang .
                    Ngay đêm đó , Khang sốt rất cao . Cơn co giật liên tiếp hành hạ . Gia đìng đưa  đi cấp cứu ở bệnh viện Việt-Tiệp khi trời chưa kịp sáng . Ngày hôm sau Khang vẫn lúc mê lúc tỉnh . Bác sỹ cho biết vi trùng uốn ván đã xâm nhập vào não bộ , khó mà qua được . Bạn bè tói thăm Khang rất đông. Sáng ngày thứ hai  có một lúc Khang tỉnh táo lạ thường , ngước đôi mắt nhìn mọi người chăm chú như muốn in đậm lại trong ký ức mình. Rồi hổn hển nói với anh trai :
-                                   Anh ơi ... Hảo  đâu ... Bạn ấy không có đây à .... Anh bảo đến thăm em đi ...
                    Nghe tin  Khang vào viện , nhưng tôi còn lưỡng lự chưa dám đến thăm, sợ các bạn trêu đùa . Chiều hôm ấy khi cô bạn gái thân thiết gần nhà là Lương Thịnh  đến rủ đi học . Cô bảo :
                     -Sợ gì chúng nó ... Sáng nay tao rủ mày lại không chịu đi ! ..Nó đang chờ mày đấy. Anh nó nhờ tao bảo với mày là nó muốn gặp ...
                     - Thôi được ! Tan học tao sẽ vào viện thăm nó ...
                     Nhưng tôi đâu có ngờ mới học xong tiết thứ ba , người nhà Khang đến báo : Khang đi vào lúc một giờ kém ( cũng lầ lúc tôi hứa với Thịnh sẽ đi thăm Khang). Khang đã được chuyển xuống nhà xác. Chiều hôm sau khâm liệm và đưa đến nghĩa trang Ninh Hải  . Tôi đi trong đoàn học sinh , lặng lẽ theo sau linh cữu bạn . Trong đoàn người chuyển động , tôi như thấy cái đầu trọc của Khang nhấp nhô phía trước. Vậy là tôi và Khang học với nhau vỏn vẹn có năm tháng ít ỏi. 
                     Hè năm ấy trường tôi giải tán . Học sinh được phân theo tuyến  về các trường . Trường lại xé lẻ hai ba người vào một lớp . Trường cũ xây nhà cao tầng. Bạn cũ tan tác không còn gặp lại. Với tôi trường lớp ấy và cả Khang nữa, lùi vào dĩ vãng mờ nhạt dần và mất hẳn,







                    3  . Khi mẹ tôi còn sống , cụ căn vặn nhiều lần về cái vong chết trẻ theo tôi. Có đôi lần tôi nghĩ đến Khang. Dù bán tín bán ngờ, vì chiều lòng mẹ .tôi đã định kể cho cụ nghe về Khang , nhưng không kịp. Cụ ra đi mang theo cả nỗi băn khoăn , thắc mắc về bên kia thế giới .Cụ không còn thì cũng không có ai nhắc nhở thúc ép tôi lập đàn cắt duyên âm nữa . Kể cũng lạ , từ đó trở đi thi thoảng tôi lại nhớ đến Khang trong cảm giác mơ hồ . Hình ảnh  mờ nhạt của cái đầu trọc loáng thoáng trong mớ ký ức hỗn độn của tôi . Đôi khi len cả vào giấc mơ của tôi trong thân xác một người đàn ông không rõ mặt , nhưng trong tâm thức thì tôi vẫn cho đó là Khang . Có lúc người trong mộng âu yếm vuốt ve tôi, lúc lại nằm kề bên , đánh thừc người đàn bà trong tôi , khát khao chờ đợi. Tôi dường như đã tin anh vẫn còn hiện diện trên cõi đời này với một tình yêu chung thuỷ trẻ thơ . Điều đó an ủi tôi rất nhiều khi tôi đã ở tuổi xế chiều  cũng có thể nói là đã già , trong tình trạng đơn côi lẻ bóng . Tôi thấy ấm lòng hơn khi nghĩ rằng ở cõi thánh thiện kia, vẫn có một chú bé mãi mãi yêu tôi., luôn dõi theo từng bước thăng trầm cuộc đời tôi . Khang theo từng mối tình hoa nguyệt mà ngăn chặn kịp thời những quyết định nông nổi, sai trái , để bảo vệ tình yêu “chung thuỷ trẻ thơ” của mình ...    
                                                        
                                                                                                   Đồ Sơn-9/2009 A
                                                                                                










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét