VÒM TRỜI CHĂN SUI - TRONG TRẺO TÌNH QUÊ
(Đọc VÒM TRỜI CHĂN SUI của Quang Đại - NXB HỘI NHÀ VĂN , 2006 )
LAN HƯƠNG
Quang
Đại bộc bạch ở cuối sách rằng: Tôi là một tác giả viết ký chưa lâu. Tác phẩm ký
đầu tay của tôi là Vùng đá Rừng thờ... in năm 2000. Riêng tôi, Quang Đại dù có
làm điêu khắc, có sáng tác thơ, nhạc
nhưng tôi vẫn thích đọc ký của anh hơn cả. Tập ký Vòm trời chăn sui hơn 220
trang của anh với hai chục bài cả thảy thì có 19 bài ký, một bài bàn về thể
loại ký văn học.
Theo lý
thuyết có mấy điều cần và đủ cho thể loại ký thì Quang Đại có đủ. Trong số
những người cầm bút, anh được mọi người đánh giá là người gặp may bởi được sống
và "gặp" nhiều sự kiện hay đến mê hồn, tự nó đã mang "chất
ký". Sự thật là cốt lõi của ký thì theo kiểm nghiệm thực tiễn, những điều
Quang Đại kể về sự việc, con người đều có cả, quanh đâu đây và có thể tin ngay
là có thật.
Quang
Đại khiêm tốn nhận rằng, viết ký chính là làm nhiệm vụ "người phát ngôn
của làng": Làng Chồi, bản Dao, Tiểu Bản, làng Lá, thôn Ngạc, làng Minh
Phượng... tất cả đều gần gũi, thân quen. Đối với Quang Đại, sự thường trực
nghe, nhớ cùng ghi chép về các vùng đất, con người mỗi khi có dịp đi thực tế cơ
sở là đức tính cần thiết của người viết ký. Chả thế mà, quốc thụ (cây thị, cây
đa, cây lim đã thành thần...) trong Những tượng đài xanh chính là những cây đại
thụ bao người đi qua nhưng có ai biết nó được sánh với cây bao báp xứ Huế, với
cây dã hương ngàn năm tuổi Tiên Lục (Lạng Giang) nổi tiếng thế giới. Một bãi đá
vô tri vô giác (Vùng đá Rừng thờ), một chiếc giếng làng (Giếng tiên), một rừng
hạt dẻ (Nỗi niềm hạt dẻ), một dấu chân Phật tổ (Đi tìm dấu chân Phật tổ), cho
đến tên làng (Làng ngựa Minh Phượng), một làng nghề truyền thống (Làng nghề mò
ngọc trai bên bờ sông Thương) rồi hiện tượng những ngôi mộ tự mọc lên bên đường
(Những ông Đống ven đường)... đều được Quang Đại phát hiện, xem xét, nghiền
ngẫm, truy tìm đến tận gốc rễ và thể hiện trong những bài ký đầy tính hấp dẫn
và thuyết phục.Ở một lĩnh vực khác, Quang Đại tìm đến đời sống của những con
người rất gần gũi mà đáng kính như người anh ra trận chưa trở về, người đội
viên năm nào cùng thức với Bác Hồ trên chiến khu ... Ngồn ngộn tư liệu chứng tỏ
vốn sống phong phú của tác giả được thể hiện trong từng ấy bài ký nhưng có thể
khẳng định ngay rằng, ngôn ngữ và kết cấu chuyển tải nội dung của những bài ký
Quang Đại được thể hiện khá nhuần nhuyễn, dễ hiểu và thật sự lôi cuốn bạn đọc.
Dẫn
dắt bạn đọc từ câu thơ của Tố Hữu:
Thương
nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Qua Vòm trời chăn sui, Quang Đại kể về những kỷ niệm tuổi thơ nhớ thương đến nao lòng. Anh có một thời ấu thơ và trai trẻ gắn bó với chiếc chăn sui đã mấy chục năm tuổi như một huyền thoại. Quanh chiếc chăn sui của gia đình, bao thế hệ vợ chồng, con cái, tình đồng chí đồng nghiệp được giãi bày như một sự thật hiển nhiên pha lẫn tự hào của tác giả. Quang Đại đắm mình trong kỷ niệm. Anh kể về chiếc chăn sui từ khi được ông ngoại và kíp người giúp việc đẵn cây từ giữa rừng, dựng giàn giáo rồi ngâm nước để tác thành một chiếc chăn đắp mùa đông. Nhưng chẳng ngờ, sau hơn nửa thế kỷ, chiếc chăn đó được nâng lên trở thành công trình nghệ thuật của đứa cháu ngoại. ở đó chan chứa tình nghĩa gia đình có ông bà, có các con, có các cháu (Quang Đại là cháu ngoại lớn nhất và được hưởng hơi ấm chiếc chăn sui đầu tiên của thế hệ thứ ba). Còn thứ tình cảm cao hơn, thiêng liêng nữa là tình quân - dân, tình đồng chí. Chiếc chăn sui của gia đình đã được một đơn vị bộ đội trưng dụng. Hơi ấm chiếc chăn đặc biệt đã toả lan sang nghĩa đồng chí, đồng bào. Tuy nhiên, Quang Đại không quên những kỷ niệm buồn, kể cả việc chia tay với người bạn gái vì trót lỡ lời đụng đến kỷ vật gia đình và đặc biệt là sự quyến luyến của bà ngoại 98 tuổi với chiếc chăn sui cũ kỹ mặc dù cuộc sống đã đầy đủ hơn. Có lẽ chỉ có Quang Đại là người biết chia sẻ tình cảm ấy. Anh thổ lộ: "Trong những đêm mùa đông cả cuộc đời dài gần thế kỷ, bà ngoại tôi chỉ đắp một tấm chăn sui. Chính tôi đã từng chui vào tấm chăn màu nâu xỉn, thăm thẳm, cũ kỹ nồng nàn mùi thời gian và mùi kỷ niệm để cho mãi đến tận bây giờ cứ mỗi khi nhắc đến là thấy lòng mình nao nao nhớ da diết đến bà ngoại của mình mà không tài nào cầm được nước mắt. Ôi, chỉ tấm chăn thôi, nhưng nó lại có cả một cuộc đời và một số phận thật nghiệt ngã."
Cây bút đầy trách nhiệm với cuộc sống được dịp thể hiện rõ hơn những ý tưởng gìn giữ giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Từ nếp sống thuộc gia phong đến trách nhiệm với cộng đồng, với rừng núi, cỏ cây, bãi đá... có sức hút ghê gớm đối với cây bút Quang Đại. Từ sự thành công ban đầu của một hành trình thử nghiệm, chắc rằng anh sẽ vững vàng đi tiếp từ thể loại văn học mới được anh lựa chọn này.
Bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Qua Vòm trời chăn sui, Quang Đại kể về những kỷ niệm tuổi thơ nhớ thương đến nao lòng. Anh có một thời ấu thơ và trai trẻ gắn bó với chiếc chăn sui đã mấy chục năm tuổi như một huyền thoại. Quanh chiếc chăn sui của gia đình, bao thế hệ vợ chồng, con cái, tình đồng chí đồng nghiệp được giãi bày như một sự thật hiển nhiên pha lẫn tự hào của tác giả. Quang Đại đắm mình trong kỷ niệm. Anh kể về chiếc chăn sui từ khi được ông ngoại và kíp người giúp việc đẵn cây từ giữa rừng, dựng giàn giáo rồi ngâm nước để tác thành một chiếc chăn đắp mùa đông. Nhưng chẳng ngờ, sau hơn nửa thế kỷ, chiếc chăn đó được nâng lên trở thành công trình nghệ thuật của đứa cháu ngoại. ở đó chan chứa tình nghĩa gia đình có ông bà, có các con, có các cháu (Quang Đại là cháu ngoại lớn nhất và được hưởng hơi ấm chiếc chăn sui đầu tiên của thế hệ thứ ba). Còn thứ tình cảm cao hơn, thiêng liêng nữa là tình quân - dân, tình đồng chí. Chiếc chăn sui của gia đình đã được một đơn vị bộ đội trưng dụng. Hơi ấm chiếc chăn đặc biệt đã toả lan sang nghĩa đồng chí, đồng bào. Tuy nhiên, Quang Đại không quên những kỷ niệm buồn, kể cả việc chia tay với người bạn gái vì trót lỡ lời đụng đến kỷ vật gia đình và đặc biệt là sự quyến luyến của bà ngoại 98 tuổi với chiếc chăn sui cũ kỹ mặc dù cuộc sống đã đầy đủ hơn. Có lẽ chỉ có Quang Đại là người biết chia sẻ tình cảm ấy. Anh thổ lộ: "Trong những đêm mùa đông cả cuộc đời dài gần thế kỷ, bà ngoại tôi chỉ đắp một tấm chăn sui. Chính tôi đã từng chui vào tấm chăn màu nâu xỉn, thăm thẳm, cũ kỹ nồng nàn mùi thời gian và mùi kỷ niệm để cho mãi đến tận bây giờ cứ mỗi khi nhắc đến là thấy lòng mình nao nao nhớ da diết đến bà ngoại của mình mà không tài nào cầm được nước mắt. Ôi, chỉ tấm chăn thôi, nhưng nó lại có cả một cuộc đời và một số phận thật nghiệt ngã."
Cây bút đầy trách nhiệm với cuộc sống được dịp thể hiện rõ hơn những ý tưởng gìn giữ giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Từ nếp sống thuộc gia phong đến trách nhiệm với cộng đồng, với rừng núi, cỏ cây, bãi đá... có sức hút ghê gớm đối với cây bút Quang Đại. Từ sự thành công ban đầu của một hành trình thử nghiệm, chắc rằng anh sẽ vững vàng đi tiếp từ thể loại văn học mới được anh lựa chọn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét