Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

TÁC PHẨM MỚI NHẤT- Truyện ngắn Lam Điểu







CÙNG BẠN ĐOC!
          Sông Lục mở một chuyên mục giới thiệu các tác phẩm mới nhất của các tác giả trong nhóm bút và các tác giả nơi khác khác gửi đến. Những tác phẩm này phải chưa công bố ở đâu lần đầu. Số đầu tiên xin gửi đến truyện ngắn LAM ĐIỂU  vừa viết xong. Còn chưa ráo mực "vi tính" của Quang Đại. Chuyện ngắn đề cập đến cái mà cả đời văn nghệ sĩ chúng ta đi tìm. Nhân vật trong truyện ngắn dám đập vỡ cả vinh quang để đi tìm đó là cái gì?


LAM ĐIỂU
                                                                      TRUYỆN NGẮN: Quang Đại

Hắn mất chiếc lõ điếu.
Ấy vậy mà chẳng khác chi chuyện cháy nhà, chết người. Tư dinh hắn rung lên như có bão. Nhiều lúc, cảm thấy những cái lá gồi lợp trên mái phần phật tung lên như cá sởn vẩy sau mỗi cơn thịnh nộ của hắn.
 Đôi khi, hắn buồn bực lắm. Không nói không rằng, ngửa cổ dốc nửa lít rượu trắng vào mồm rồi nằm thượt. Thở hắt từng đợt lên mái...
 Vợ hắn đã chứng kiến được việc mất chiếc lõ điếu nghiêm trọng thế nào khi hắn đập vỡ tan tành cả bức tượng gốm vốn là tác phẩm sáng giá. Là gan ruột. Hồn vía. Thậm chí là linh khí của hắn.  Bức tượng mà hắn đã phải xuống nằm ở một xưởng gốm dưới Phù Lãng hàng nửa năm trời. Hì hục nặn. Bóp. Chau chuốt. Chờ nung. Hỏng lên, hỏng xuống mãi mới thành. Bức tượng có tên là Phỗng này từng được giải vàng tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Đưa hắn từ bùn đất ngoi lên hàng ngũ tên tuổi trong giới mỹ thuật. Bức tượng mà không ngày nào hắn không ngồi ngắm vài chục phút trước khi... bắn một điếu thuốc lào.
 Thế rồi, bực mình vì mất chiếc lõ điếu mà hắn đã cho bức tượng ấy... một chưởng. Vỡ vụn. Xem ra, chiếc lõ điếu với hắn còn quý hơn cả những vinh quang mà cả đời hắn đằng đẵng mong ước, phấn đấu.  


TÂY YÊN TỬ - Nguyễn Văn Phong






 Cuốn sách TÂY YÊN TỬ
CỦA CHI HỘI  VHNT CÁC DTTS VN TỈNH BẮC GIANG






Nguyễn Văn Phong
Ký họa Q. Đại

NGUYỄN VĂN PHONG


Bút danh; Phật Sơn, Việt Văn

Sinh ngày: 23 - 1 – 1969
Quê quán:  Lục nam Bắc Giang  
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Hán nôm
 Hiện công tác tại : Bảo tàng Bắc Giang.
Vào hội VHNT các DTTS VIỆT NAM: 2004
( Hội viên hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội bảo tồn Văn hóa dân tộc)

 TÁC PHẨM

- Di sản văn hóa Bắc Giang( Văn hóa phi vật thể tập I, II)
 - Văn miếu Bắc Ninh, Di tích miền quê hiếu học, 1995
- Văn bia Hán Nôm tỉnh Bắc Giang
- Nghệ thuật trang trí văn bia Bắc Giang
- Nghệ thuật trang trí trên tác phẩm sành gốm Bắc Giang
- Di sản Hán Nôm dân tộc thiểu số tỉnh Băc Giang

Viết chung:
- Dân ca Sán Chí huyện Lục Ngạn
-  Dân ca Cao Lan -  Địa chí Bắc Giang
- Di tích Bắc giang
- Làng văn hóa cổ truyền thống Bắc Giang

GIẢI THƯỞNG:
 - Dân ca dân tộc Sán Chí huyện Lục Ngạn , tỉnh Bắc Giang (Khảo cứu, sưu tầm, dịch thuật) Đoạt giải C do trung ương Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng.







 Gia đình cụ Đồ Ba,
gia đình có công với cách mạng
                            
            1. Cách đây hơn sáu mươi năm (1943-1944) Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc kỳ đã cử đồng chí Hoàng Quốc Việt về Hiệp Hoà xây dựng một An toàn khu vùng đệm gọi là An toàn khu II (ATK II). Sau khi khảo sát cơ sở, phong trào cách mạng của nhân dân và địa hình vùng thượng huyện Hiệp Hoà, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã chọn xây dựng ATK II trên vùng đất giáp gianh 3 huyện: Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang), Phú Bình, Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên). Đây là giải đất nằm ven bờ sông Cầu, là khu đệm mang tính chiến lược nối liền khu giải phóng với miền trung du và đồng bằng. Vị trí chiến lược quân sự này rất thuận lợi cho việc tiến thoái an toàn để bảo toàn lực lượng trong thời kỳ chuẩn bị giành chính quyền về tay cách mạng. Khi ATK II ổn định về tổ chức cơ sở đã được Trung ương Đảng tin tưởng chọn là địa bàn đóng cơ quan và hoạt động Trung ương và Xứ uỷ Bắc kỳ trong những năm 1944- 1945. Các cơ sở ấn loát, các lớp tập luyện và đào tạo cán bộ của Đảng, cán bộ quân sự bổ sung cho các đảng bộ ở Bắc kỳ được diễn ra ở xã Hoàng Vân.
            Thời gian trước khi thành lập cũng như thời gian hoạt động, phát triển và đến ngày khởi nghĩa đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân lao động, các địa phương ở huyện Hiệp Hoà nằm trong vùng ATK II luôn có vai trò là trung tâm ảnh hưởng trực tiếp đối với phong trào quần chúng cách mạng các vùng phụ cận. Những năm 1936- 1945, nơi đây là nơi hoạt động của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Quang Đạo, Hoàng Văn Thái, Lê Thanh Nghị, Hà Thị Quế, Lê Hoàng... Nhân dân Hiệp Hoà nói chung, Hoàng Vân nói riêng đã nhiệt tình che dấu, giúp đỡ và tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Tiêu biểu nhất là làng Vân Xuyên, có gia đình cụ Ngô Văn Thấu (tức Cụ Đồ Ba) sớm được giác ngộ và dâng hiến cho cách mạng những những người con ưu tú nhiệt tâm theo Đảng từ ngày còn hoạt động trong bóng tối đến ngày Cách mạng thành công.
       

TÂY YÊN TỬ- Trần Hồng Minh & Chu Ngọc Phan


 Cuốn sách TÂY YÊN TỬ
CỦA CHI HỘI  VHNT CÁC DTTS VN TỈNH BẮC GIANG






Trần Hồng Minh
Ký họa : Quang Đại


TRẦN HỒNG MINH

 Sinh ngày:12 - 7 – 1943
Quê quán:  Thái Bình   
Hiện ở : Thị trấn Chũ - Lục Ngạn - Bắc Giang  
Vào hội VHNT các DTTS VIỆT NAM: 2008

 TÁC PHẨM:

- Bến  rừng (Thơ - nxb Hội nhà văn)
- Bước núi (Thơ - nxb Thanh niên)
- Đi trong tiếng hú ( Thơ- nxb Hội nhà văn)
- Dòng thơ dòng đời(Thơ - nxb Thanh niên)
- Phía sau khoảng trống (Thơ - nxb  Văn học)
- Qua một thời (Thơ - nxb Quân đội nhân dân)
- Bụi phủ thời gian(Thơ - nxb  Văn học)



  Cuối một dòng sông                                          



Giữa cánh đông chiêm trũng
Làng quen nắng quen mưa
Bắt cái tôm cái tép
Mẹ thân vạc thân cò

Nắng đi qua mùa hạ
Rét đi qua mùa đông
Mẹ nuôi Bống ăn học
Ở vậy hương khói chồng

Làng cánh đồng chiêm trũng
Chảy cuối một dòng sông
Vạt áo mẹ nâu sồng.         
Con treo vào ký ức


QUANG ĐẠI- Tây Yên Tử


 Cuốn sách TÂY YÊN TỬ
CỦA CHI HỘI  VHNT CÁC DTTS VN TỈNH BẮC GIANG




Quang Đai
Tự họa

                                                                  
QUANG ĐẠI

Tên thật: Nguyễn Quang Đại

Sinh ngày: 20 - 2 - 1953
Quê quán:  Lục nam Bắc Giang  
Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Mỹ thuật
 Địa chỉ: Số 134 Thanh xuân - TT Đồi Ngô - Lục Nam - Bắc Giang.
 Vào hội VHNT các DTTS VIỆT NAM: 2003

 TÁC PHẨM

- Bài ca tổ quốc ( Tượng gò hàn thép)
- Hồn núi (Tượng gỗ)
-  Chuyện cổ tích( Tượng Gốm)
- Vòm trời chăn sui( Tập bút ký)
- Suối nước Vàng (tập truyện ngắn)
- Nghiệt ngã( tập bút ký)
- Xá lỵ hình tim (tiểu thuyết)
- Ca ve và ông tướng (tiểu thuyết)


GIẢI THƯỞNG:
- Giải Trẻ UBLH các Hội VHNT Việt nam - Tượng Hồn Núi-
 - Giải nhì “cuộc thi truyện ngắn và bút ký” tạp chí Văn hóa các dân tộc với tác phẩm “Nỗi Niềm hạt dẻ”. 2003
- Giải nhì giải Văn học nghệ thuật Sông Thương lần thứ nhất với tác phẩm “Hồn núi”
- Một số giải Nhất , nhì, ba truyện ngắn và bút ký trong các cuộc thi VHNT của tỉnh; Giải tác phẩm tiêu biểu trên tạp chí Sông Thương



Báu vật
Truyện ngắn

                                                      
 Dân làng Húi đã quá quen với cảnh: cứ vào sáng sớm, hôm nào cũng như hôm nào, cụ Hòa dắt trâu sang nhà cụ Khiêm, hai cụ chung nhau khiêng chiếc thuyền mương cùng đồ nghề lưới vương đặt lên lưng trâu, sóng đôi, giong trâu đi ra khỏi làng, hướng về con ngòi giữa đồng.
Thường thì điểm đến đã được hai cụ định ra từ lúc ở nhà. Đến nơi, hai cụ lại cùng nhau hạ thuyền xuống nước, việc cụ nào vào việc cụ nấy. Cụ Khiêm thả lưới dưới nước. Cụ Hòa dắt trâu cho gặm cỏ trên bờ. Hễ cụ  Khiêm bơi thuyền đến đâu là cụ Hòa dắt trâu theo đó. Cụ Khiêm mà quay thuyền thì cụ Hòa cũng vòng trâu theo, lúc nào cũng song song, thủy, bộ …thủ thỉ đủ chuyện trên đời.
Cũng chẳng hiểu sao mà hai cụ lại có nhiều chuyện để nói với nhau đến thế. Chuyện bà Đỗng ở xóm Si thỉnh thoảng lại cho cả làng nghe một bài chửi đứa ăn trộm gà; bài chửi có văn có vẻ, có vần có điệu hẳn hoi. Chẳng hiểu có phải thằng ăn trộm gà do bị chửi đau quá, càng bị chửi càng tức…nên cứ nhè chuồng gà nhà bà mà bắt trộm hay sao mà vài ngày lại thấy bà ấy chứi... rồi thì chuyện trùm khủng bố Bin - La - Đen, có bộ râu rậm, chẳng biết bây giờ sống chui, sống nhủi thì có cắt đi không? Râu rậm như vậy ăn thế nào được nhỉ? Nếu mà ăn mắm tôm thì…! Hai cụ cùng cười rồi quay sang chuyện khác:
- Chị chàng Hảo vợ tay Cận xóm mình ghê thật!- Cụ Hòa kể - Đàn bà mà một mình quật ngã, khóa trái tay, giải hai thằng trộm đào lên ủy ban xã cụ ạ!
- Ấy thế mà tay Cận thì lại nhút nhát, hậu đậu, vụng về, chỉ được cái hiền lành.
- Ở đời vẫn thế đấy cụ ạ !- Cụ Hòa bình luận - “ thế gian được vợ hỏng chồng, Đâu phải như rồng mà được cả đôi”. Quy luật bù trừ cụ ạ!
- Cụ là giáo viên trường Đảng có khác, rút ngay ra được quy nuật.
- Ấy chết! Cụ lại nói ngọng rồi! Quy luật chứ?
- Quy nuật
- Luật.

TÂY YÊN TỬ- Trịnh Kim Hiền



 Cuốn sách TÂY YÊN TỬ
CỦA CHI HỘI  VHNT CÁC DTTS VN TỈNH BẮC GIANG




Trịnh Kim Hiền
Ký họa: Quang Đại


TRỊNH KIM HIỀN

Sinh ngày: 5 - 2 – 1951
Quê quán:  Lục Ngạn -Bắc Giang 
 Trình độ chuyên môn: Cán bộ địa chất
 Địa chỉ:  Trại Cháy - Quý Sơn-  Lục Ngạn – Bắc Giang
 Vào hội VHNT các DTTS VIỆT NAM: 2004



TÁC PHẨM

- Mưa đền cây (NXB Hội nhà văn, 2004)
- Thong thả xuyên rừng (NXB Văn hóa dân tộc, 2006)
- Quyền của lá (NXB Văn hóa dân tộc, 2007)
- Yêu như nút lạt (NXB Văn hóa dân tộc, 2011)


GIẢI THƯỞNG:
- Giải A thi thơ Bắc Giang 1996 và 2000
- Giải nhì “Giải thưởng Sông Thương “ lần thứ II
- Giải khuyến khích năm 2006 Hội VHNT các DTTS Việt Nam  2006.





Thơ vui tặng một cây cầu




Bắc cho sông một chiếc cầu
Để đôi đầu với đôi đầu song đôi
Để chiều ngắm bóng mây trôi
Để đêm người áp bên người giỡn trăng

Chả như ai đó bảo rằng
Bắc cầu để thuận đường sang lối về
Thảo nào có kẻ xa quê
Nằm mê ụ ợ trong mê gọi… đò./.




Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

TÂY YÊN TỬ- Duy Phi



 Cuốn sách TÂY YÊN TỬ
CỦA CHI HỘI  VHNT CÁC DTTS VN TỈNH BẮC GIANG



DUY PHI -Ký họa: Quang Đại

DUY PHI
- Tên thật :Nguyễn Duy Phi
- Sinh ngày: 5- 8- 1940 
 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
-  Quê : Thuận Thành, Bắc Ninh
 - Vào Hội VHNTcác Dân tộc thiểu số Việt Nam: năm 2002.
                     (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam)

TÁC PHẨM:

  THƠ :
Lửa xanh (Miền quê quan họ), Nxb Tác phẩm mới, 1981
Cánh buồm mở hưướng, Nxb Thanh Niên, 1983
Đối thoại cùng sông, Hội VHNT Hà Bắc, 1984
-  Ngổn ngang trăm mối, Nxb Hội Nhà văn, 1992
Rêu thức, Nxb Thanh Niên, 2000
Đêm thần minh, Nxb Hội Nhà văn, 2002
Vòm trời lưng nghé, Nxb Văn hoá Dân tộc, 2005
Chóp nón đi nghiêng, Nxb Hội Nhà văn, 2006

 VĂN :
Chúa rừng và bầy săn, Tập truyện, Hội VHNT Hà Bắc, 1987
Phút xiêu lòng, Tiểu thuyết, Nxb Hà Nội, 1992
Bông hồng lặng lẽ, Tiểu thuyết, Nxb Phụ Nữ, 1993
- Nụ hôn định mệnh, Tiểu thuyết, Nxb Thanh Niên, 1999
Mọi đầm, Tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, 2005
Vực hiểm chốn thâm cung, Tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, 2006
Đệ nhất Phi tần Đặng Thị Huệ, Tiểu thuyết, Nxb Văn học, 2008

GIẢI THƯỞNG:
- Giải TƯ, bình thơ Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam 1997 - 1998
- Giải NHÌ (Không có Giải nhất), Giải VHNT Sông Thương của tỉnh lần thứ nhất (1997 - 2002), Tập thơ Đêm Thần Minh, NXB Hội Nhà văn, 2002. 


Chiều nay Sơn Động  


   
đang nắng bỗng mưa mưa lại nắng
trời Tây Yên Tử tựa Sa Pa
rừng thông rừng trúc xanh như ngọc
gái bản nào đây dáng nõn nà?  


                       Yên Tử mé Đông đang gây rừng
Yên Tử thềm Tây cây điệp trùng
trước mặt, mây giăng núi chót vót
mỏm kia: Rùa Đá với Chùa Đồng

này bản Mậu xưa gái tiến vua
một cười ngàn vạn chẳng dễ mua
trách chi quân tử dây tình vướng
đổ tại tà ma tại phép bùa

muôn dặm núi sông với thác ghềnh
đi tìm nguyên thuỷ với nguyên sinh
chiều nay Sơn Động - Tây Yên Tử
mới hay kỳ vĩ ở bên mình... 





Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Dã hương

THƠ BÙI HUY PHÁC  (Thi đàn thứ 7)



DÃ HƯƠNG 





Ngàn năm
Nhiều di sản đã thành phế tích
Ta tới ngậm ngùi trước bi tráng hào quang.

                           *
Hiếm đến độ hành tinh nay chỉ một
Sống đến độ ngày sinh ngàn năm tuổi.
Lá vẫn vậy
Và hoa
Và hạt.

Vẫy đón ta lá mởn xanh bụi mưa xuân Tiên Lục
Đỡ cánh tay kỳ vĩ nạng ba chân
Hương bền bỉ hiến dâng không bình lọ
Bạn vừa vui ươm hạt nối ngàn cây.

Chợt bừng tỉnh sao thấy mình lụ khụ
Hồn cạn sinh trước Em đang sinh nở
Dẫu dòng đời mình tít tắp hậu sinh Em.

Cho uống cạn cả trời hương hoang dã
Lại chân sáo lên đường chu kỳ mới - mười lăm.

Di sản sống quá gần, đâu đó không thiêng , lạ
Quên lãng diệu huyền này
Xin tạ
Dã Hương.

Lạng Giang, 6-4-2012



TÂY YÊN TỬ- Đặng Tiến Huy

 Cuốn sách TÂY YÊN TỬ
CỦA CHI HỘI  VHNT CÁC DTTS VN TỈNH BẮC GIANG








BÌA DO HỌA SĨ QUANG ĐẠI THIẾT KẾ


TÂY YÊN TỬ là tập sách giới thiệu sáng tác VHNT của 12 tác giả trong chi hội VHNT các DTTS VN tỉnh Bắc Giang chúng tôi xin giới thiệu toàn bộ nội dung tác phẩm trên.  Đầu tiên là nhà văn Đặng Tiến Huy, chi hội trưởng.
Ký họa Quang Đại



ĐẶNG TIẾN HUY



Sinh ngày:12 - 7 – 1943
Quê quán: Bắc Giang  
Trình độ chuyên môn: Đại học
 Địa chỉ: Số 22 Thánh Thiên, phường Lê Lợi TP, Bắc Giang.
Vào hội VHNT các DTTS VIỆT NAM: 2002

 TÁC PHẨM CHÍNH:

- Vòng tay ngọt ngào (Thơ - nxb Thanh niên, 1991)
- Gối sóng (Thơ – nxb Phụ nữ, 1997)
- Thơ tình cuối thế kỷ( Thơ- nxb Văn hóa dân tộc, 2000)
- Thiên nhãn(Thơ – nxb hội nhà văn, 2002)
- Chủ quán phù vân ( tiểu thuyết – nxb Thanh niên, 1993)
- Bức tranh lụa (Tập truyện – nxb Thanh niên 2003
- Văn và đời (Lý luận phê bình VH – Hội VHNT Bắc Giang, 2006)


GIẢI THƯỞNG:

-Tặng thưởng Văn học nghệ thuật của UBTQ Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2003 cho tập truyện ngắn Bức tranh lụa.
- Giải khuyến khích của Hội VHNTcacs DTTS VN năm 2012 tác phẩm Xa Lý xa mà gần

Hoa ban tím
Truyện ngắn
(Kính tặng bác Dần và nhà giá -, nhà văn Nguyễn Anh Đào)




Chúng tôi, lần đầu tiên đến thị xã Sơn La, lạ lẫm, lớ ngớ, đang định tìm người hỏi thăm, thì gặp ông. Ông xởi lởi hỏi chúng tôi trước:
- Chắc hai ông mới từ xuôi lên?
- Vâng. Chào ông. Xin ông làm ơn chỉ giùm...
- Tôi biết, tôi biết - Ông nhanh nhảu cướp lời: - Lại đến Trại sáng tác văn học chứ gì? Hôm qua tôi cũng đưa mấy ông, mấy bà đến... Trông bộ dạng các ông là biết ngay. Đi theo tôi, nhà tôi cũng ở gần đấy.
Dọc đường đi, ông nói chuyện rất vui, tự nhiên như đã quen nhau từ lâu. Ông tự giới thiệu là cán bộ tuyên huấn đã nghỉ hưu. Là người Hà Nội gốc, lên đây trong đoàn quân Tây Tiến hồi 9 năm. Rồi cây xanh bén rễ ở đây...
Quanh co ba dãy phố là đến nơi. Ông chủ động bắt tay thật chặt từng người, mời:
- Nhà tôi ở xế góc phố kia, trước nhà có giàn hoa giấy đấy. Thu xếp ổn thỏa công việc, mời các ông sang chơi.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Cuộc gặp bên sông Lục


CUỘC GẶP GỠ THI ĐÀN THỨ 7  VÀ  NHÓM BÚT SÔNG LỤC
            PHÓNG SỰ ẢNH CỦA VĂN THÀNH
Một cuộc gặp ấm áp tình người, chan chứa tình thơ đã diễn ra bên bờ sông Lục vào ngày 7/4/2012.
Chị Đoàn Thị Tảo (NBSL. người mặc áo trắng )  tiếp các nữ sĩ Hà Thành
Từ trái sang: Nguyễn Xuân lai, Duy Khoát, Vương Đình Khánh, Quang Hoài
Trong chuyến đi du lịch tại tỉnh Bắc Giang. Câu lạc bộ thơ Thi Đàn Thứ 7(Hà Nội ) đã ghé thăm và giao lưu với Nhóm Bút Sông Lục. Bốn đại diện của NBSL là cụ Lưu Văn Thư, Tân quảng, Quang Đại và Nguyễn Đình Quy đã được phân công đi đón và đưa khách vào thăm đền Suối Mỡ. Mặc dù gặp mưa nhưng cả ba chiếc xe của hai đoàn đều đã đi thăm toàn bộ ba ngôi đền.
Khoảng 11 giờ trưa, hai đoàn về nơi hẹn gặp tại nhà anh Vương Đình Khánh ở thôn Vườn, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam.
Tại đây. Một con dê hơn ba chục cân đã thành các món chờ các vị khách Hà Thành.
Mọi người xuống xe. Vui vẻ chuyện trò. Chủ khách giới thiệu với nhau. Thật bất ngờ: hai trưởng đoàn là nhà thơ Quang Hoài và họa sỹ Quang Đại đều mặc áo đỏ. Thế rồi, các món được bày ra.
Quang Hoài và Quang Đại cùng khiêng rượu

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Thơ Nguyễn Đăng Minh


THƠ NGUYỄN ĐĂNG MINH
                                       (Thi Đàn Thứ Bảy)




VỀ BÊN SÔNG LỤC

                                 Kính tặng NHÓM BÚT SÔNG LỤC

Sông Lục ơi, mãi trôi xuôi
Có còn nhớ tới một thời lênh đênh
Lòng sâu ghi lại bóng hình
Uy nghiêm hùng dũng Huyền Đinh bên đời

Thương người con gái quê tôi
Dãi dầm mưa nắng phận người chông chênh
Giao tình vào chốn mông mênh
Gặt về hạt lép buồn tênh một đời

Sông Lục ơi, mải trôi xuôi
Bỏ mình tôi lại với tôi rối bời
Hòang hôn đổ bóng cuối trời
Tìm đâu để gặp một thời dấu yêu?

Lục Nam, 07/4/2012

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012